Đái tháo đường không được điều trị tốt lâu ngày sẽ làm tổn thương hệ thống lọc của cầu thận và kết quả là tiến triển sang suy thận. Vậy tiểu đường gây suy thận như thế nào?
Thận là cơ quan rất quan trọng, mỗi quả thận chứa hàng triệu đơn vị cầu thận được cấu tạo bởi mạch máu nhỏ hoạt động như túi lọc. Những túi lọc này loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể và giữ lại những chất thiết yếu. Bình thường, protein không qua được màng lọc mà sẽ ở lại trong cơ thể.
Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường huyết tăng cao thường xuyên trong máu sẽ làm tổn thương hệ thống lọc của thận. Màng lọc bị tổn thương khiến những chất như protein thoát ra và xuất hiện trong nước tiểu. Ban đầu, nước tiểu chỉ có một lượng đạm nhỏ gọi là tiểu đạm vi lượng, giai đoạn này cần phát hiện sớm vì nếu được điều trị có thể giúp thận hồi phục.
Vị trí thận trong cơ thể. |
Bệnh thận do đái tháo đường phải mất nhiều năm để bộc lộ các triệu chứng ra ngoài. Ở một vài bệnh nhân, trong những năm đầu tiên mắc đái tháo đường thì chức năng lọc của thận cao hơn bình thường. Vài năm sau sẽ xuất hiện lượng nhỏ albumin trong nước tiểu gọi là tiểu đạm vi lượng, đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh thận mạn. Khi bệnh tiến triển, albumin xuất hiện trong nước tiểu nhiều hơn, giai đoạn này gọi là tiểu đạm đại thể. Khi số lượng albumin trong nước tiểu tăng lên, chức năng thận sẽ giảm đi, cơ thể phải giữ lại rất nhiều chất độc hại do chức năng thận giảm.
Suy thận mạn tiến triển âm thầm và thường không biểu hiện triệu chứng ra ngoài do khả năng bù trừ rất tốt của thận. Khi các triệu chứng của suy thận mạn biểu hiện thì chức năng thận thường chỉ còn 10-15\% và lúc này suy thận ở giai đoạn nặng. Do vậy, đối với các bệnh nhân có nguy cơ mắc suy thận nói chung và bệnh nhân đái tháo đường nói riêng, việc phòng ngừa suy thận có ý nghĩa rất quan trọng.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí cũng ngày càng cao, bệnh nhân đều đang tin tưởng sử dụng những sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn để tăng cường chức năng thận, tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Ích Thận Vương. Sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành với hoạt tính sinh học cao, kết hợp cùng các thảo dược khác như: râu mèo, đan sâm, mã đề, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… Ích Thận Vương giúp làm chậm tiến trình suy thận, bảo vệ, tăng cường chức năng thận, ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Đồng thời, Ích Thận Vương cũng có tác dụng phòng ngừa, kiểm soát các bệnh nguy cơ dẫn đến suy thận, đặc biệt là đái tháo đường.
Những điều cần biết cho bệnh nhân suy thận: 1. Thức ăn nên hạn chế: Muối (ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm); đạm (hạn chế ăn đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật); đồ nướng, rán, thực phẩm giàu kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, hạt dẻ, socola); thực phẩm giàu phốt-pho (pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ…). 2. Thức ăn được khuyến khích: Chất bột (khoai lang, khoai sọ, sắn, miến dong); chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt); chất béo (có thể ăn khoảng 30-40g/ngày, ưu tiên chất béo thực vật); bổ sung canxi (sữa); bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic…). 3. Nước uống: Lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 500ml + lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống + nước canh trong bữa ăn…); hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu...). 4. Bệnh nhân suy thận mạn nên kết hợp sử dụng Ích Thận Vương hàng ngày để dự phòng và làm chậm tiến triển suy thận, giảm nhu cầu lọc máu, chạy thận. |
Theo Gia đình và Xã hội
Xem thêm video Nguy hiểm khi ăn tiết canh lợn
[mecloud]nUGUZtzS4D[/mecloud]