Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiêu chuẩn chọn nam sủng của nữ đế Võ Tắc Thiên: Đẹp trai, khỏe mạnh thôi là chưa đủ

(DS&PL) -

Sau khi thâu tóm được quyền lực tuyệt đối trong tay, tâm trí của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên được thả lỏng và bắt đầu bộc lộ những sở thích kì quái của mình.

Sau khi thâu tóm được quyền lực tuyệt đối trong tay, tâm trí của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên được thả lỏng và bắt đầu bộc lộ những sở thích kì quái của mình.

Tạo hình Hoàng đế Võ Tắc Thiên trên phim ảnh.

Việc một người đàn ông tam thê tứ thiếp là điều khá phổ biến trong giai đoạn xã hội phong kiến cổ đại. Thông thường, những người có địa vị càng cao thì càng có nhiều vợ bé. Như hậu cung 3.000 giai nhân là một phần tượng chưng cho quyền lực tuyệt đối của vị hoàng đế.

Mặt trái của thời đại chính là địa vị thấp kém của người phụ nữ. Họ là phái yếu, không có tiếng nói, và chỉ có thể cam chịu nghe theo lời người đàn ông của mình.

Tuy nhiên trong lịch sử có không ít người phụ nữ xuất chúng, từ địa vị thấp kèm từng bước thâu tóm lấy quyền lực, để cuối cùng khiến chúng đàn ông phải quỳ gối phục tùng mình. Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên là một ví dụ.

Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Quốc. Với nhan sắc thiên phú, bà được Đường Thái Tông triệu vào cung khi mới 14 tuổi.

Khi vào cung, Võ thị được Đường Thái Tông ban cho chữ Mị làm tên, vì thế người ta cũng thường gọi bà là Võ Mị, đời sau lại thường gọi thành Võ Mị Nương nhưng đương thời lịch sử không gọi như vậy.

Phải đến khi cải giá gả cho Đường Cao Tông Lý Trị, Võ Tắc Thiên mới có địa vị trong cung.

Tuy xinh đẹp, nhưng tính cách của Võ Tắc Thiên lại khá mạnh mẽ và tương đồng với Đường Thái Tông, vì vậy bà không được thăng quan mà chỉ làm Tài nhân (cấp thứ năm trong chín bậc thuộc hậu cung).

Khi Đường Thái Tông băng hà, Võ Tắc Thiên cùng các phi tần không sinh được người con nào buộc phải xuất gia.

Cho đến lúc Đường Cao Tông Lý Trị đăng cơ, đã hạ chỉ cho Võ Tắc Thiên hoàn tục và rước bà về cung. Võ Mị sau đó hạ sinh cho Đường Cao Tông 8 người con trai và 4 người con gái.

Chỉ riêng với số lượng con cái cũng có thể thấy việc chăn gối của Võ Tắc Thiên mãnh liệt như nào. Đường Cao Tông những năm cuối đời lại mắc rất nhiều bệnh, sức khỏe suy yếu. Thế nên, sau khi thâu tóm được quyền lực tuyệt đối trong tay, tâm trí của Võ Tắc Thiên được thả lỏng và bắt đầu bộc lộ ham muốn của mình.

Sau khi thâu tóm được quyền lực tuyệt đối, Võ Tắc Thiên bắt đầu bộc lộ sự dâm loạn của mình.

Cũng giống như bao nam hoàng đế khác, Võ Tắc Thiên sau khi xưng đế bắt đầu triệu tuyển "nam sủng". Tuy nhiên, để có thể bước chân vào hậu cung của Võ Hoàng đế không phải dễ, mà cần đáp ứng được 3 tiêu chí của bà.

Hai tiêu chí đầu tiên đó là bắt buộc phải là mỹ nam và mãnh nam. Số đàn ông trong thiên hạ mong muốn được hầu hạ Võ Tắc Thiên nhiều vô kể, nhưng có 4 người nổi tiếng nhất được ngã vào lòng bà là Tiết Hoài Nghĩa, Thẩm Nam Mậu, Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông, và đều là nam nhân mặt đẹp.

Tiết Hoài Nghĩa được mô tả là mãnh nam có tướng mạo xuất chúng, được ca tụng là có những chiêu thuật phòng the cực tinh vi, khiến Võ thị hoan hỉ bất tận.

Thẩm Nam Mậu trong sách sử không có ghi chép lại chi tiết thông tin của người này, nhưng có ca tụng rằng là một nam nhân thanh tú và luôn khiến Võ Tắc Thiên mãn nguyện. Tuy nhiên sau cũng vì quá lao lực phục vụ nữ hoàng đế mà chết.

Trong "Cựu Đường Thư" mô tả Trương Dịch Chi rằng: "Mới ngoài 20, nước da trắng trẻo mềm mại", còn người em Trương Xương Tông có "gương mặt như hoa sen". Trương Xương Tông là người thay thế Thẩm Nam Mậu phục vụ Võ Tắc Thiên, song tiến cử luôn anh mình là Trương Dịch Chi vào cung hầu hạ. Cả 2 đều là mỹ nam mạnh mẽ, giỏi chuyện phòng the nên rất được lòng Võ Hoàng đế, và được phong chức tước bổng lộc cực hậu.

Nam sủng của Võ Tắc Thiên đều là những nam nhân đẹp và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nểu chỉ đẹp trai và mạnh mẽ thì quá đơn giản. Thời Đường có một văn nhân tên Tống Chi Vấn, tài mạo song toàn, nên cũng tự tiến cử mình nhưng lại bị Võ Tắc Thiên lạnh lùng cự tuyệt.

Thời điểm đó, dù đại quyền trong tay Võ Tắc Thiên, nhưng việc một người phụ nữ công khai tuyển chọn đàn ông vẫn là điều đáng xấu hổ. Vì vậy, bà tổ chức cuộc tuyển chọn nam sủng trên danh nghĩa tuyển người làm việc nuôi chim hạc trong Phụng Chấn phủ.

Ai cũng hiểu chuyện đó, chỉ là không nói ra mà thôi. Thế nhưng, Tống Chi Vấn khi dự tuyển đã viết một bài thơ biểu lộ tâm ý của mình, dù bài thơ rất hay nhưng lại vô tình nói rõ mục đích thực sự của cuộc "tuyển chọn nhân sự". Vì vậy, Võ Tắc Thiên đã từ chối Tống Chi Vấn với lý do "hôi miệng".

Điều đó chứng tỏ, muốn trở thành nam sủng được ngã vào lòng Võ Tắc Thiên, đẹp và khỏe là chưa đủ, mà còn phải biết thời thế, khéo léo lựa theo tâm ý của nữ hoàng đế lắm tai tiếng Võ Tắc Thiên.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Tin nổi bật