Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiết lộ về Filin 5P-42, vũ khí gây ảo giác, mất phương hướng của quân đội Nga

(DS&PL) -

Hải quân Nga đang phát triển “một hệ thống can thiệp quang học dựa trên ánh sáng không gây chết người” nhưng có thể gây ảo giác, mất phương hướng tên là Filin 5P-42.

Hải quân Nga đang phát triển “một hệ thống can thiệp quang học dựa trên ánh sáng không gây chết người” nhưng có thể gây ảo giác, mất phương hướng tên là Filin 5P-42.

Filin 5P-42 là loại vũ khí mới của Nga. Ảnh: Sputnik

Theo đó, Filin 5P-42 được thiết kế để trang bị cho quân đội và các cơ quan thực thi pháp luật của Nga, có khả năng tiêu diệt các hệ thống quang học của đối phương bao gồm ngắm bắn tỉa, máy đo tia laser, hệ thống dẫn đường và hình ảnh nhiệt trong điều kiện ánh sáng yếu.

Tuần trước, đoạn video về cuộc thử nghiệm Filin 5P-42 của Hải quân Nga đã làm dấy lên sự bùng nổ quan tâm từ truyền thông phương Tây. Báo chí nước ngoài mô tả nó là loại "vũ khí gây mất phương hướng" hoặc "vũ khí gây nôn" của Nga sau khi một tàu chiến Nga được trang bị hệ thống bí ẩn đã đi qua khu vực bờ biển nước Anh.

Filin trong tiếng Nga nghĩa là “Đại bàng – Cú” được thiết kế để triệt tiêu các hệ thống quang học của đối phương trong điều kiện ánh sáng yếu, vào lúc hoàng hôn, bình minh và ban đêm. Hệ thống này chiếu một chùm ánh sáng cực mạnh, làm suy giảm tạm thời tầm nhìn của người điều khiển thiết bị đối phương, gây buồn nôn và gây ra cảm giác mất phương hướng. Filin có tầm bắn hiệu quả ước tính lên tới 5 km, và được thiết kế để sử dụng cho hải quân, quân đội cũng như đơn vị chống khủng bố.

Trao đổi với Sputnik, đại diện của công ty vũ khí Roselectronics tiết lộ rằng các kỹ sư của Nhà máy Thí nghiệm Tích hợp ở St. Petersburg đang nghiên cứu sửa đổi trạm nhiễu quang của Filin và nâng cấp phạm vi của hệ thống hiện có. “Việc cải thiện n những tính năng này nhằm nâng cao hiệu suất dựa trên trọng lượng và kích thước cũng như giúp vũ khí tiêu thụ điện năng thấp hơn", đại diện cho biết.

Nhà phát triển cũng đã sẵn sàng hoàn thành một phiên bản của Filin hiện tại với ống kính varifocal - giúp tăng sức mạnh và phạm vi lên 50%, đồng thời mở rộng góc tấn công từ 10 hoặc 15 - 30 độ.

Ngoài ra, kiến ​​trúc mô đun của Filin cho phép hệ thống được chuyển đổi cho nhiều mục đích sử dụng tùy thuộc vào yêu cầu của người dùng. "Ví dụ, bằng cách tăng hoặc giảm số lượng bộ phát trong một hệ thống và kết hợp các thành phần có công suất thấp hơn hoặc lớn hơn, thiết bị có thể tạo cả các trạm mạnh cho mục đích quân sự và mục đích đặc biệt hoặc giảm sức mạnh để phục vụ cho thị trường dân sự như các công ty an ninh lớn hoặc cho các cơ sở được bảo vệ", đại diện của Roselectronics lưu ý.

Trước đó, ông Vladimir Zharov - giám đốc đảm bảo chất lượng tại Nhà máy thí nghiệm tích hợp nói với kênh truyền hình Zvezda của Nga rằng Filin không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thế giới. "Thực tế, tất cả các hệ thống tương tự của nước ngoài đều sử dụng bộ phát dựa trên laser, về cơ bản là đốt cháy mắt kẻ thù. Hệ thống của chúng tôi không gây mất thị lực vĩnh viễn, nhưng làm giảm hiệu quả bắn tới 300-500%", ông Zharov giải thích.

Filin 5P-42 được trang bị trên tàu Đô đốc Gorshkov. Ảnh: Getty

Roselectronics tuyên bố bắt đầu triển khai hệ thống Filin trên các tàu Hải quân Nga vào tháng 2/2019 với các tàu khu trục Đô đốc Gorshkov và Đô đốc Kasatonov. Trong khi đó, hai tàu khu trục lớp Gorshkov khác cũng sẽ được trang bị trong tương lai gần.

Cuối năm 2018, Rostec tuyên bố rằng một phiên bản nguyên mẫu của Filin đang được phát triển, lưu ý rằng nó sẽ tạo ra một "lợi thế chiến thuật quan trọng" cho các đơn vị lực lượng đặc biệt, bao gồm cả những người tham gia vào các hoạt động chống khủng bố.

Nhà phân tích quân sự, Đại tá Mikhail Timoshenko khoe rằng khả năng của hệ thống này đủ để triệt tiêu sức mạnh của kẻ địch mà không gây ra tác động ngược đối với tầm nhìn. Đó là một lợi thế quan trọng so với các vũ khí tương tự của nước ngoài.

"Hệ thống Filin can thiệp vào khả năng nhắm chính xác của súng trường hoặc xạ thủ của đối phương, đến mức có thể gây ra một số triệu chứng ảo giác. Đối thủ của chúng tôi không có một hệ thống tương tự, mà thay vào đó là sự phụ thuộc vào laser cho mục đích này. Tia sáng của họ khá mạnh và có thể làm hỏng kết cấu quang học cũng tầm nhìn của xạ thủ. Trong khi đó, Filin không làm mù mắt đối phương", ông Timoshenko nhấn mạnh.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Sputnik)

Tin nổi bật