Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiếp tục trả hồ sơ vụ án “cướp gỗ huê” chấn động Quảng Bình

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo nguồn tin riêng của PV báo Đời sống và Pháp luật, ngày 4/6/2014, VKSND tỉnh Quảng Bình đã trả toàn bộ hồ sơ vụ án “cướp gỗ huê” gây chấn động dư luận cho CQĐT Công an tỉnh.

(ĐSPL) - Theo nguồn tin riêng của PV báo Đời sống và Pháp luật, ngày 4/6/2014, VKSND tỉnh Quảng Bình đã trả toàn bộ hồ sơ vụ án “cướp gỗ huê” gây chấn động dư luận cho CQĐT Công an tỉnh.

Vụ án "cướp gỗ huê" tại Quảng Bình đã kéo dài hơn 2 năm nhưng chưa thể đi đến hồi kết. Các bị can đã gửi đơn kêu oan đến nhiều cấp ngành nhưng vô vọng. Mới đây, báo ĐS&PL đã có loạt bài phản ánh về những nghi vấn oan sai nghiêm trọng trong vụ án.

Sau khi báo đăng, ngày 9/5/2014, VKSND tối cao ra thông báo số 243 TB-VKSNDTC-VP: “Yêu cầu VKSND tỉnh Quảng Bình kiểm tra vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1A, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi”.

Hồ sơ vụ án "cướp gỗ huê".

Tháng 3/2012, tỉnh Quảng Bình đã nóng lên về câu chuyện 3 cây gỗ huê có giá trăm tỷ đồng được phát hiện tại khu vực vùng lõm của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Nguyễn Văn Hiệu đã rủ một số người bạn đến xã Xuân Trạch (Bố Trạch) tìm mua gỗ sưa về xuôi tiêu thụ. Tại đây, nhóm của Hiệu gặp nhóm của Phạm Văn Toàn mua gùi cành, ngọn gỗ huê, khoảng 400kg.

Sau đó khoảng 3 ngày, Hiệu và cả nhóm đã bán cho anh Phạm Hải 4 tỷ đồng. Cùng thời điểm, các cơ quan công an cũng đang ráo riết điều tra vụ chặt phá 3 cây gỗ sưa tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Trong suốt quá trình điều tra, CQĐT đã bắt giữ và khởi tố 15 bị can trong nhóm Hiệu.

Từ thời điểm bị bắt cho đến nay, cả 15 bị can đều nhất quyết khẳng định, họ không hề có hành vi cướp số gỗ trên. Số gỗ đó, hoàn toàn được 2 nhóm thương thảo mua bán, nợ tiền nhau. Cho rằng mình bị khởi tố oan, các bị can liên tục viết đơn kêu cứu, khiếu nại… gửi đến tất cả các cấp ngành.

Tuy nhiên, cho đến nay, CQĐT không hề có một phản hồi nào cho các bị can cũng như gia đình họ. Bỏ ngoài tai những lời kêu cứu, CQĐT vẫn đề nghị truy tố các “bị can” trên về tội Cướp tài sản theo Khoản 4, Điều 133 của BLHS (mức án từ 18 năm tù đến tử hình).

Thấy vụ án có nhiều bất thường, hồ sơ không chứng minh được các đối tượng trên có hành vi cướp nên VKSND và TAND tỉnh Quảng Bình đã nhiều lần trả lại hồ sơ cho CQĐT. Đây là lần thứ tư, CQĐT phải nhận lại hồ sơ từ cơ quan công tố. Qua tìm hiểu, tiếp xúc với những người biết việc, chúng tôi nhận thấy, phía sau vụ án này có chứa đựng nhiều uẩn khúc.

"Bị can" Nguyễn Văn Dũng khẳng định: “Họ (các điều tra viên – PV) hẹn chúng tôi đến quán cà phê ngồi nói chuyện. Gần tan cuộc, họ đưa cho chúng tôi mấy bản tờ khai giấy trắng (chưa viết gì) rồi nói: Nếu anh em bận công việc thì cứ ký vào đây rồi về, có gì bọn mình viết vào cho, không sao đâu. Vì nghĩ không có tội và cũng chưa lúc nào bị công an bắt, nên cứ thế bọn tôi ký vào. Sau này có người hỏi, tại sao không đi cướp mà lại nhận tội cướp thì chúng tôi mới ngỡ ngàng. Khi biết việc, tất cả anh em chúng tôi đều có đơn khiếu nại gửi CQĐT và nhiều cấp ngành nhưng không nhận được trả lời”.

Bấm vào dưới đây để xem các "bị can" tố cáo:

 

 

Tin nổi bật