Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Tiếng hạt nảy mầm" trong sách Tiếng Việt lớp 5 gây tranh cãi mạnh

  • Hoàng Yên (T/h)
(DS&PL) -

Bài thơ "Tiếng hạt nảy mầm" trong sách Tiếng Việt lớp 5 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đang gây tranh cãi giữa 2 luồng ý kiến khó hiểu và sâu sắc.

"Tiếng hạt nảy mầm" gây tranh cãi

Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ ý kiến về bài thơ "Tiếng hạt nảy mầm" của tác giả Tô Hà trong sách Tiếng Việt lớp 5 là trúc trắc, khó hiểu. 

Bài thơ Tiếng hạt nảy mầm như sau:

Mắt sáng, nhìn lên bảng

Lớp mươi nụ môi hồng

Đôi tay cô cụp mở

Báo tưng bừng thanh âm.

Cánh sẻ vụt qua song

Hót nắng vàng ánh ỏi

Các bé vẫn lặng chăm

Nhìn theo cô mấp máy.

Sau ngón tay cô đấy

Là tiếng hạt nảy mầm

Tiếng lá động trong vườn

Tiếng sớm mai mẹ gọi.

Tiếng cuộc đời sâu vợi

Con tàu biển buông neo

Ngôi sao mọc rừng chiều

Vó ngựa ran vách đá.

Bao nghĩ suy vất vả

Trong mắt người lo toan

Để từng âm có nghĩa

Bật lên từ môi em.

Nghe cánh vỗ chim non

Trước diệu kì tiếng hót

Giữa hồn nhiên lớp học

Ai nụ cười rưng rưng.

Nhiều người cho rằng, bài thơ này vừa lủng củng vừa khó hiểu, khiến cho các em học sinh khó học, khó nhớ. Không phù hợp với các em học sinh. Tuy nhiên, nhiều người cũng bày tỏ cái hay, cái đẹp và ý nghĩa của bài thơ "đặc biệt" này.

Tài khoản Nguyễn Thúy Quỳnh viết: "Tác giả đã rất sáng tạo khi khai thác sự đối lập giữa bên ngoài đầy âm thanh sống động của cuộc sống với thế giới im lặng tuyệt đối trong phòng học của những em nhỏ khuyết tật. Từ đó thấy được cố gắng của các em và cô giáo trên hành trình vượt qua số phận, đến với đời sống muôn màu ngoài căn phòng. Đó là hành trình đáng quý, đáng trân trọng".

"Tiếng hạt nảy mầm" trong sách Tiếng Việt lớp 5 gây tranh cãi. Ảnh: Dân Trí

Nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà lên tiếng

Theo báo Dân Việt, nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà, hiện là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng là giáo viên và hiệu triệu trưởng Trường THCS Tân Hải, huyện Phú Tân, Cà Mau nêu quan điểm: "Tôi thật sự đau lòng khi bài thơ Tiếng hạt nảy mầm của tác giả Tô Hà bị chê bai, mắng mỏ, dù cũng có nhiều người hiểu và khen bài thơ này. 

Với cách cảm thụ của người đọc và cách hiểu của một giáo viên Văn được đào tạo bài bản, tôi đánh giá bài thơ giàu nhạc điệu, hình ảnh sống động, dễ thương, dễ hiểu. Bối cảnh bài thơ được viết cho một lớp học khiếm thính. Bạn hình dung không gian im lặng, hoàn toàn im lặng, mọi âm thanh không thể nào được trẻ khiếm thính cảm nhận được dù vang động đến đâu.

Các em học ngôn ngữ ký hiệu, mường tượng âm thanh qua hướng dẫn của cô. Và kìa, như hạt nẩy mầm trên đá, hoa nở trong sa mạc, âm thanh cuộc sống ùa về trên bàn tay cô, trong ánh mắt ngập tràn yêu thương...

Bài thơ xúc động bởi ý nghĩa nhân văn mà Tô Hà làm được. Sự hoà nhập cuộc sống bình thường dẫu muôn trùng khó khăn của trẻ khiếm thính được nhà thơ "chụp" lại vô ngần trong trẻo, như một bản nhạc nẩy lên trong tịch mịch im lặng của thế giới âm thanh không thể chạm vào".

Theo nhà văn Việt Hà, trẻ em khi được học bài thơ sẽ hiểu và thông cảm hơn với trẻ khuyết tật khiếm thính. Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn bởi sự đón nhận những con người lạc quan dù họ không hoàn hảo.

Trong khi đó, cô giáo Phạm Thị Ngát, giáo viên trường tiểu học Nga Liên 2, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa khẳng định đây là bài thơ có tính nhân văn cao. Cô cho biết phần đông học sinh của mình đọc thuộc, trả lời đúng các câu hỏi về nội dung. ''Tôi mong nhiều người hiểu được giá trị tác phẩm, đừng vì sự khác biệt trong suy nghĩ mà làm hỏng một bài thơ quý với học sinh'', giáo viên nói, thông tin trên tờ VnExpress.

Tin nổi bật