Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiến sĩ thi trượt viên chức trường Ams: Không có gì bất ngờ

(DS&PL) -

Trong khi nhiều người bất ngờ khi thầy giáo Đặng Minh Tuấn - một giáo viên đã có bằng tiến sĩ nhưng thi viên chức lại không đỗ vào Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Trong khi nhiều người bất ngờ khi thầy giáo Đặng Minh Tuấn - một giáo viên đã có bằng tiến sĩ nhưng thi viên chức lại không đỗ vào Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam thì Hiệu trưởng nhà trường khẳng định: Đây là chuyện bình thường ở trường chuyên.

Trao đổi với PV Dân trí sáng ngày 26/8, cô Lê Thị Oanh - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam chia sẻ: Thầy Tuấn là giáo viên hợp đồng của nhà trường 2 năm nay. Đây là thầy giáo có chuyên môn tốt cả về Toán học lẫn Vật lý. Ngoài khả năng về Tiếng Anh, thầy còn giỏi cả Tiếng Pháp nên nhà trường cũng bố trí việc dạy học phù hợp để thầy phát huy năng lực. Bên cạnh công tác chuyên môn thầy cũng say mê với hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Là người được đào tạo ở nước ngoài nên thầy cũng có nhiều chia sẻ để định hướng học sinh cũng như tư vấn cho các em.

Thầy Đặng Minh Tuấn chụp chung với các học sinh.

Với những năng lực của thầy Tuấn thì trước khi tuyển dụng viên chức bản thân nhà trường và lãnh đạo Sở GD-ĐT đã họp bàn tính đến chuyện đặc cách thầy vào thẳng viên chức nhưng lại vướng các văn bản quy định. Hiện tại chỉ có tuyển thẳng đối với thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp hệ chính quy các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đúng chuyên ngành cần tuyển được UBND Thành phố cấp bằng khen. Thành phố cũng có đưa ra những chính sách thu hút nhân tài đối với những người có trình độ chuyên môn cao và có thâm niên công tác. Tuy nhiên đối với trường hợp của thầy Tuấn thì lại không thuộc diện này nên phải tham gia thi tuyển.

“Như chúng ta đã biết, có hơn 4.000 hồ sơ xuất sắc (đã qua vòng sơ loại) tham dự kì thi tuyển dụng viên chức của Sở GD-ĐT năm nay trong khi đó chỉ tiêu nhận chỉ có 200. Với đặc thù của trường chuyên thì những ứng viên tham gia thi tuyển vào làm giáo viên phải thực sự có năng lực và chuyên môn tốt, nghĩa là cạnh tranh rất cao. Chính vì thế việc thầy Tuấn chưa trúng tuyển cũng là chuyện bình thường. Bản thân thầy cũng rất vui vẻ mặc dù mình chưa trúng tuyển và trường chúng tôi cũng vẫn tiếp tục ký hợp đồng giảng dạy với thầy” - Hiệu trưởng Lê Thị Oanh cho biết.

Cũng theo cô Oanh, giáo viên trường chuyên chịu rất nhiều áp lực bởi phần lớn các em học sinh đều có năng lực rất tốt. Nếu giáo viên không đáp được điều kiện chuyên môn thì khó có thể đảm đương được công việc ở trường chuyên. Nhưng người có nguyện vọng muốn trở thành giáo viên Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam thường có thời gian trải nghiệm thực tế qua việc “dạy hợp đồng”. Sau đó họ sẽ tự đánh giá năng lực của mình trước khi đăng ký thi tuyển.

“Sở GD-ĐT là đơn vị đứng ra tuyển dụng còn chúng tôi là nơi tiếp nhận sử dụng. Đặc thù ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đó là mặc dù trúng tuyển viên chức nhưng sẽ phải “thử việc” 1 năm để xem mình có đáp ứng được hay không. Sau một năm nếu viên chức tự cảm thấy mình không đáp ứng được thì Nhà trường sẽ “giao” lại cho Sở để phân công việc phù hợp với năng lực” - cô Lê Thị Oanh bộc bạch.

Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam cũng cho biết thêm, sau khi biết tin thầy Đặng Minh Tuấn thi trượt viên chức vào Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã có một bệnh viện quân đội trên địa bàn thành phố liên hệ với sẵn sàng tuyển dụng, bởi nhân sự có thực tế tại Trung tâm Năng lượng Nguyên tử châu Âu, phù hợp với chuyên khoa Ung bướu. Tuy nhiên, thầy Tuấn đã từ chối và xin tiếp tục gắn bó tại mái trường này.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc giáo viên có trình độ cao giảng dạy hợp đồng ở THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nhưng sau đó phải mất vài năm mới thi đỗ viên chức để thành giáo viên nhà trường là chuyện khá bình thường. Trước thầy Tuấn thì một số thầy giáo khác cũng từng lâm vào cảnh tương tự.

Được biết, trong kì thi tuyển dụng viên chức của Sở GD-ĐT Hà Nội, những ứng viên vào Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam như thầy Tuấn thì ngoài soạn giáo án cho 1 tiết lên lớp sẽ có thêm phần làm đề bài nâng cao thường ở mức độ khó như thi học sinh giỏi cấp thành phố hoặc quốc gia. Điểm thi của thầy Tuấn đạt 60/100, không bứt lên hẳn so với các ứng viên khác.

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội, về phần bằng cấp đúng là có những thiệt thòi cho những người như thầy Tuấn khi thang điểm và cách cho điểm của các trường nước ngoài cho không giống như ở ta là quy ra thang điểm 100 hoặc 10. Về lâu dài vấn đề này phải được những nhà làm chính sách nghiên cứu, xem xét lại.

Tin nổi bật