Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiền nhà băng "chảy" vào bất động sản vẫn tăng?

(DS&PL) -

Tín dụng chảy vào bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong dòng vốn tín dụng chảy vào các lĩnh vực của nền kinh tế.

Các ngân hàng mới đây đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán 6 tháng đầu năm 2021, hé lộ cụ thể về dòng vốn tín dụng chảy vào các lĩnh vực của nền kinh tế. Đáng chú ý, cho vay đổ vào lĩnh vực bất động sản của nhiều ngân hàng vẫn tăng.

Ảnh minh họa: Đại Đoàn Kết

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) có dư nợ tín dụng với bất động sản thuộc nhóm cao khi dòng vốn cho vay các doanh nghiệp bất động sản ở mức 12.758 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14% so với tổng tín dụng. 

Tỷ trọng cho vay bất động sản của LienVietPostBank lại rất thấp, chưa đến 1% tổng tín dụng. Tuy vậy, dòng vốn tín dụng chảy vào lĩnh vực xây dựng của nhà băng này lại rất cao. Dư nợ trong lĩnh vực này đến cuối tháng 6 của ngân hàng chiếm tỷ trọng hơn 13% tổng tín dụng, lên tới 25.352 tỷ đồng, cao hơn các ngân hàng lớn hơn về tổng tài sản như Techcombank, VPBank, MB, ACB. 

Hai ngân hàng nằm trong nhóm đầu về lợi nhuận gồm MB và ACB lại có tỷ trọng cho vay mảng bất động sản thấp. Dư nợ tín dụng cho vay doanh nghiệp bất động sản của MB, ACB hiện lần lượt là 9.321 tỷ đồng và 4.924 tỷ đồng, chưa đến 3% tổng dư nợ cho vay của hai ngân hàng này.

Techcombank đứng đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại tư nhân về cho vay bất động sản. Tại thời điểm ngày 30/6, dư nợ cho vay với các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản của nhà băng này là 101.489 tỷ đồng, chiếm 32,4% tổng tín dụng của ngân hàng.

Nếu gộp thêm cả nhóm ngành liên quan xây dựng và vật liệu xây dựng, tổng dư nợ cho vay trong nhóm lĩnh vực này của ngân hàng là hơn 127.000 tỷ đồng, tương đương gần 70% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp.

Ngoài cho các doanh nghiệp bất động sản vay, Techcombank cũng đang cho cá nhân vay mua nhà với tổng dư nợ gần 102.000 tỷ đồng.

Trước những lo ngại của nhà đầu tư về rủi ro tín dụng khi đại dịch COVID-19 bùng phát khi dư nợ cho vay với nhóm bất động sản lớn, tại buổi chia sẻ kết quả kinh doanh cuối tháng 7, ông Phùng Quang Hưng- Phó Tổng Giám đốc thường trực Techcombank chia sẻ, ngân hàng có tập khách hàng tốt nên tác động của COVID-19 với bên đi vay cũng được kiểm soát tốt và ngân hàng luôn theo sát khách hàng để hỗ trợ.

Trao đổi với Đại Đoàn Kết, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu phân tích, các ngân hàng vẫn luôn muốn cho vay bất động sản vì có nhiều cái lợi khi có tài sản đảm bảo rõ ràng, được thẩm định rõ ràng nên ngân hàng “nắm đằng chuôi”. Đồng thời, bất động sản là tài sản đảm bảo nhất trong các loại tài sản bảo đảm.

Tuy nhiên, vị này cũng cảnh báo, cho vay mua bất động sản, mua nhà chứa đựng khá nhiều rủi ro. Thị trường bất động sản luôn có chu kỳ lên - xuống, khi giá bất động sản nằm trong chu kỳ đi xuống, những khoản vay này trở nên đầy rủi ro, ngân hàng lúc này đối diện nợ xấu rất cao. Chưa kể, một bộ phận vay tiền mua nhà nhưng lại để đầu cơ, khiến cho giá nhà bị thổi lên.

Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản tiềm ẩn nhiều vấn đề như bong bóng, thổi giá… do đó, Ngân hàng nhà nước phải luôn theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, điều hành một cách chủ động, linh hoạt để tín dụng bất động sản tăng trưởng lành mạnh, bền vững.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật