Trên các diễn đàn trên mạng xã hội gần đây đã chia sẻ rộng rãi bài đăng "tố" một nhà hàng lẩu nướng có tiếng phục vụ "thịt nướng có sán". Được biết, chủ bài đăng phát hiện vật thể được cho là sán, "bò ra từ miếng thịt". Tuy chưa rõ thực hư câu chuyện trên nhưng thông tin này đã khiến nhiều người hoang mang, lo sợ. Không ít người cũng coi đây là lời nhắc nhở để cẩn trọng hơn khi ăn thịt bò.
Thịt bò là một trong những loại thực phẩm rất bổ dưỡng và được nhiều các chị em nội trợ lựa chọn để chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn cho bữa cơm gia đình. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, loại thịt này còn được gọi là vua của các loại thịt đỏ vì thành phần của chúng có chứa rất nhiều protein chất lượng cao, vitamin và chất khoáng quan trọng cho cơ thể như B12, kẽm, sắt, taurine…
Thịt bò là một trong những loại thực phẩm rất bổ dưỡng và được nhiều các chị em nội trợ lựa chọn để chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn cho bữa cơm gia đình.
Tuy nhiên, giống như bất kỳ thực phẩm nào khác, thịt bò cũng cần ăn đúng cách mới tận dụng được giá trị dinh dưỡng. Chưa kể tới, nó còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán nguy hiểm cho con người nên cần lưu ý khi ăn.
Trong chương trình y tế nổi tiếng tại Trung Quốc “The Doctor is hot”, Bác sĩ gan mật và tiêu hóa Ye Bingwei đã từng nhiều lần cảnh báo về nguy cơ nhiễm các loại giun sán khi ăn thịt bò. Trong đó, phổ biến nhất là các loại sán như sán dây và sán lá gan. Loại sán dây thường gặp nhất khi ăn thịt bò là sán dây bò hay còn gọi là sán xơ mít.
Sán dây bò (Taenia saginata) là một loài ký sinh trùng lưỡng tính, chúng kí sinh ở người dưới hai hình thức sán dây trưởng thành và dạng ấu trùng. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ gặp chủ yếu là sán dây trưởng thành, rất hiếm thấy người mắc bệnh ấu trùng sán dây. Con người là vật chủ chính, còn trâu/ bò chỉ là vật chủ phụ của chúng.
Khi người bệnh ăn thịt trâu, bò có nang ấu trùng sán dây chưa được nấu chín có thể ở dạng tái hoặc sống vắt chanh, thì nang ấu trùng vào ruột người, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi nang, đầu lộn ra ngoài bám vào thành ruột non và phát triển thành sán trưởng thành trong khoảng từ 8 đến 10 tuần.
Sau khoảng 10 tuần, những đốt sán già tự rụng khỏi thân sán trưởng thành theo phân bài tiết ra ngoài. Trong đốt sán có trứng sán, khi đốt phân hủy trứng sẽ được giải phóng ra và nếu trâu, bò ăn phải đốt sán vào ruột thì trứng sán nở ra ấu trùng và xâm nhập vào hệ tuần hoàn để về tim, sau đó theo máu đi đến các cơ vân để hình thành nang ấu trùng ở bắp cơ của trâu, bò mà dân ta thường gọi chúng là “gạo bò” (cysticercus bovis).
Các loại sán chiếm thức ăn làm suy yếu cơ thể, đồng thời gây tổn thương tại ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hoá… Vì chúng bò lung tung trong dạ dày nên gây ra các triệu chứng như: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon. Một số trường hợp còn có các triệu chứng cục bộ khác như sụt cân, chóng mặt, đau đầu, thiếu máu hoặc thậm chí là hạ huyết áp…
Đặc biệt, khi đốt sán già rụng khỏi thân sán, các đốt sán rụng ra thành những đốt riêng biệt, có khả năng bò ra ngoài theo đường hậu môn gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt ở hậu môn. Hơn nữa, các đốt sán sau khi rụng ra, chúng có khả năng chuyển động nhờ những cơ rất khỏe trên thân đốt, nên chúng có thể bò lên người bệnh nhân hoặc bò khắp giường chiếu, nhà cửa khiến người bệnh cảm giác ghê rợn,thậm chí là sang chấn tâm lý.
Vì chúng bò lung tung trong dạ dày nên gây ra các triệu chứng như: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon.
Trường hợp người bệnh mắc số lượng sán lớn trong ruột có thể gây tắc ruột hoặc bán tắc một phần gây nguy hiểm cho người bệnh.
Sán dây ký sinh ở người thường gây bệnh nhẹ, dễ điều trị nhưng để lâu ngày ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống, có khi ảnh hưởng đến cả tính mạng. Điều đáng sợ ở sán dây là phần đầu của chúng có thể tiếp tục tách ra để tạo ra các phân đoạn mới. Vì vậy, mất nhiều thời gian điều trị dứt điểm vì buộc phải tìm ra đầu của nó. Nhiều bệnh nhân phải liên tục mang các đoạn sán bị đào thải ra ngoài đến cho bác sĩ để kiểm tra dưới kính hiển vi xem đã đào thải được phần đầu chưa.
Bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng, không phải tất cả các loại thịt bò đều chứa sán. Ngoài tập trung ở các bộ phận đã kể trên của con bò, sán dây bò cũng như các loại giun sán nói chung thường chỉ gây hại cho thể khi chúng ta ăn thịt bò chưa chín. Bao gồm thịt bò sống, bò tái, nhúng lẩu, gỏi bò… Nhưng ngay cả khi nấu chín hoàn toàn, sán trong thịt bò dù không thể gây hại cũng có thể gây ra tâm lý sợ hãi (nếu nhìn thấy), ảnh hưởng đến mùi vị, gây ra rối loạn tiêu hóa ở một số người.
Để phòng tránh nhiễm sán khi ăn thịt bò, điều quan trọng nhất là chúng ta cần quan sát kỹ để nhận biết thịt bò có bị nhiễm sán hay không. Cách đơn giản nhất là cắt thịt theo thớ dọc để quan sát dễ dàng hơn. Nếu bạn thấy miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì đó là miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn.
Nếu bạn thấy miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì đó là miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn.
Một dấu hiệu khác cho thấy miếng thịt bò bị nhiễm sán đó là thớ thịt có những hình sợi hay hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu trắng hay vàng xám nằm song song với thớ thịt.
Ngoài ra, khi thấy miếng thịt lợn, bò có cảm giác cứng khi sờ, không có sự đàn hồi hay không có độ dẻo dính, không mềm mại vì có thể miếng thịt này đã bị ướp urê hoặc có chứa hàn the.
Để phòng tránh nhiễm sán từ thịt bò, bác sĩ Ye khuyến cáo không nên ăn thịt bò chưa chín kỹ hoàn toàn. Tốt nhất là tránh xa các món bò sống, bò tái… Khi nấu thịt bò hãy để chúng chín ở nhiệt độ 100 độ C trong 10 phút để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Tuy nhiên, một trường hợp ấu trùng sán có thể vẫn còn sống và sản sinh ngay cả khi đã nấu chín thịt bò ở nhiệt độ cao nên việc kiểm tra trước khi ăn là vô cùng quan trọng. Cũng vì vậy mà bạn nên ưu tiên tự chọn mua và chế biến thịt bò thay vì ăn ngoài hàng quán, thực phẩm chế biến sẵn. Ngoài ra, cũng cần nhớ không dùng chung dụng cụ nhà bếp giữa thịt sống và thịt chín, rửa tay sạch trước và sau khi nấu ăn.
Như Quỳnh (T/h)