Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tích trữ đủ khí đốt, châu Âu vẫn đối mặt nguy cơ "lạnh cóng" vào mùa đông

(DS&PL) -

Tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom cho biết châu Âu có thể đối mặt với tình trạng lạnh cóng trong mùa đông tới kể cả khi đã tích trữ đầy đủ khí đốt.

Ngày 12/10 (giờ địa phương), tờ Bloomberg dẫn lời người đứng đầu tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom cho biết, các hộ gia đình ở châu Âu có thể đối mặt với tình trạng lạnh cóng trong đợt rét đậm rét hại vào mùa đông sắp tới, mặc dù khu vực này gần như đã tích trữ đầy đủ khí đốt. 

“Mùa đông có thể sẽ tương đối ấm nhưng một tuần hoặc thậm chí 5 ngày sẽ lạnh bất thường và có thể toàn bộ khu vực sẽ lạnh cóng”, Giám đốc điều hành Gazprom, Alexey Miller, cho biết tại Tuần lễ Năng lượng Nga ở Moscow hôm 12/10. 

Trong thời gian tiêu thụ đạt đỉnh, châu Âu được dự báo thiếu 800 triệu m3 khí đốt mỗi ngày, tương đương khoảng 1/3 tổng nhu cầu. Các cơ sở ngầm lưu trữ khí đốt của châu Âu đang đạt khoảng 91% công suất. Trong kịch bản xấu nhất, tỷ lệ này sẽ chỉ còn 5% vào tháng 3, ông Miller cho biết. 

Giám đốc điều hành Gazprom, Alexey Miller. Ảnh: Bloomberg.

Nga đã cắt giảm việc giao khí đốt tới các nước châu Âu trong nhiều tháng sau khi quan hệ giữa phương Tây và Điện Kremlin xấu đi vì cuộc chiến tại Ukraine. Ông Miller cho biết, trước đây Gazprom đã cung cấp cho châu Âu từ 600 triệu đến 1,7 tỷ m3 mỗi ngày trong thời kỳ nhu cầu tiêu thụ cao điểm vào mùa đông.

Theo ông Miller, sự phụ thuộc của châu Âu vào các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất đã tăng lên đáng kể do những thay đổi trong nhập khẩu nhiên liệu của nước này. 

"Chắc chắn là châu Âu sẽ vượt qua mùa đông năm nay nhưng điều gì sẽ xảy ra khi họ cần bơm khí đốt vào cơ sở lưu trữ trước mùa đông năm 2023 và 2024?", ông Miller đặt câu hỏi. "Rõ ràng, cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ không diễn ra trong thời gian ngắn".

Sau khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt, châu Âu đang tìm kiếm nguồn cung thay thế Nga và tích trữ khí đốt, đồng thời triển khai loạt biện pháp đối phó khủng hoảng năng lượng như áp giá trần điện hay kêu gọi tiết kiệm.

Bích Thảo (Theo Bloomberg)

Tin nổi bật