Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thưởng Tết năm 2019 dự kiến sẽ không có nhiều đột biến so với năm 2018

(DS&PL) -

Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho rằng trong tình hình kinh tế hiện nay, mức thưởng Tết 2019 của doanh nghiệp sẽ không có nhiều đột biến so với năm Tết 2018.

Nhận định về mức thưởng trong năm 2019, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho rằng trong tình hình kinh tế hiện nay, mức thưởng Tết 2019 của doanh nghiệp sẽ không có nhiều đột biến so với năm Tết 2018.

Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) vừa đề nghị Sở LĐ-TB&XH trên cả nước thống kê kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán, Tết dương lịch 2019.

Theo đó, việc khảo sát tập trung chủ yếu ở 4 nhóm doanh nghiệp đang thu hút phần lớn người lao động, gồm: Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100 % vốn; Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước; doanh nghiệp FDI; doanh nghiệp dân doanh.

Các thống kê về mức thưởng, tiền lương và nợ lương sẽ được tổng hợp trước ngày 20/12. Ảnh: Tạp chí Tài chính

Trong đó, về nội dung khảo sát tiền lương năm 2018, đơn vị này đề nghị các Sở LĐ-TB&XH tập trung thống kê tiền lương năm 2018, gồm: Số lao động trong doanh nghiệp; mức lương cao nhất, thấp nhất và trung bình.

Với kế hoạch thưởng Tết dương lịch năm 2019, mục tiêu thống kê cũng hướng tới số lao động trong doanh nghiệp; mức tiền thưởng cao nhất, thấp nhất và trung bình.

Nhận định về mức thưởng trong năm 2019, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho rằng, trong tình hình kinh tế hiện nay, mức thưởng Tết 2019 của doanh nghiệp sẽ không có nhiều đột biến so với năm Tết 2018.

Thưởng Tết năm 2019 dự kiến sẽ không có nhiều đột biến so với năm 2018. Ảnh: An ninh Thủ đô

Đối với mức tiền thưởng Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Cục Quan hệ lao động và tiền lương cũng đề nghị các Sở LĐ-TB&XH thống kê số lao động trong doanh nghiệp, mức lương cao nhất, thấp nhất và trung bình.

Về tình hình nợ lương năm 2018, Cục Quan hệ lao động và tiền lương yêu cầu các Sở LĐ-TB&XH tập trung vào 4 nhóm doanh nghiệp chính gồm: Dệt may, da giày, chế biến thủy sản và chế biến gỗ.

Đồng thời, công văn của Cục cũng đề nghị phân tách rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng nợ lương, như doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm dừng hoạt động; doanh nghiệp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động…

Các thống kê về mức thưởng, tiền lương và nợ lương sẽ được gửi về để đơn vị tổng hợp trước ngày 20/12.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật