Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thương chiến Mỹ-Trung: Nông dân Mỹ ảnh hưởng nặng nề

(DS&PL) -

Giới quan sát tỏ ra nghi ngờ chính sách dùng 16 tỷ USD giải cứu cho các nông dân Mỹ bị thiệt hại nặng nề do cuộc chiến thương mại với Trung Quốc của Tổng thống Trump.

Giới quan sát tỏ ra nghi ngờ chính sách dùng 16 tỷ USD để giải cứu cho những nông dân Mỹ bị thiệt hại nặng nề do cuộc chiến thương mại với Trung Quốc của Tổng thống Donald Trump.

Nông dân Mỹ Raymond Schexnayder tại trang trại đậu nành ở Erwinville, Louisiana ngày 9/7/2018. Ảnh: Reuters

Mới đây, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố gói hỗ trợ trị giá 16 tỷ USD cho nông dân Mỹ, nhằm bù đắp những thiệt hại từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

"Nông dân Mỹ đã bị Trung Quốc tấn công. Chúng tôi sẽ giúp đỡ nông dân của mình và việc cho họ một sân chơi bình đẳng là rất quan trọng", ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.

Tổng thống Mỹ khẳng định Bắc Kinh đang phải móc hầu bao với mức thuế nhập khẩu 25% mà chính quyền ông áp lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết một phần số tiền thuế thu được sẽ được chuyển vào gói hỗ trợ nông dân.

Đây có thể xem là động thái mới nhất của chính quyền Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, hướng tới những đối tượng có khả năng bị "tổn thương" cao nhất do sự trả đũa của Bắc Kinh với các chính sách của Mỹ (Bắc Kinh đã tăng thuế nhập khẩu đậu nành lên mức 25% hồi năm ngoái).

Xuất khẩu đậu nành của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 75% trong năm 2018, theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ. Ngoài đậu nành và thịt lợn vốn bị cho là mục tiêu chính mà Trung Quốc nhắm đến, nhiều loại cây trồng khác cũng chịu thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp từ đòn trả đũa này.

Ông Zhong Yu, một nhà nghiên cứu của Viện Phát triển và Kinh tế Nông nghiệp thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của kế hoạch này.

Ông Ye Xingqing, nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Quốc vụ viện Trung Quốc, cũng đồng quan điểm với ông Zhong Yu, nói rằng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đưa viện trợ lương thực vào khuôn khổi đàm phán mới.

Trong vòng đàm phán Doha, nhiều quy định đã được đề xuất nhằm chăn ngặn việc sử dụng cứu trợ lương thực như một công cụ để giải quyết lương thực dư thừa. Vì vậy, ông Ye cho rằng dùng doanh thu thuế để mua nông sản phục vụ cho các chương trình viện trợ lương thực trên thực tế là vi phạm Hiệp định về Nông nghiệp của WTO.

Ông Ye cũng giải thích thêm rằng hiệp định này quy định viện trợ lương thực không được gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và buôn bán các mặt hàng nông sản liên quan trên toàn thế giới hoặc tác động đến giá cả trên thị trường.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật