Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sẽ có nhiều thay đổi?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sáng ngày 27/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình Quốc hội về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng...

(ĐSPL) - Sáng ngày 27/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình Quốc hội về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế. Một trong những nội dung đáng chú ý đó là việc sửa đổi thuế tiêu thu đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng ô tô trong thời gian tới.

Tiếp tục kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, sáng 27/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thay mặt Chính phủ báo cáo trước Quốc hội tờ trình về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.

Tờ trình nêu rõ, để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức, ổn định sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cần thiết phải có những giải pháp về thuế phù hợp, đáp ứng được yêu cầu thực tế trong điều kiện hội nhập.

Do đó, đối với thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trước bối cảnh cắt giảm thuế nhập khẩu về 0\% đối với mặt hàng ô tô cũng như nhiều mặt hàng chịu thuế TTĐB khác theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, một số hiệp định song phương, cần thiết phải sửa đổi thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô ở mức tương đương với các nước Đông Nam Á đối với dòng xe thân thiện với môi trường, dung tích xi lanh nhỏ để tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Chính phủ cho biết, qua tham khảo Luật quy định mức thuế TTĐB đối với ô tô của 9 nước ASEAN, mức thuế suất thuế TTĐB đối với xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3 ở Việt Nam là 45\%, cao hơn so với mức trung bình của 4 nước Indonesia, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan. Trong đó, Thái Lan và Indonesia là hai nước có nền công nghiệp ô tô tương đối phát triển và có lượng xuất khẩu ô tô nhiều.

Chính phủ đề xuất lộ trình giảm 20\% thuế đối với xe ô tô có dung tích đến 1.500 cm3 và và tăng thuế 90\% đối với xe có dung tích trên 6.000 cm3.

Để các doanh nghiệp trong nước có thời gian chuẩn bị đầu tư và phù hợp với lộ trình giảm thuế nhập khẩu, Chính phủ trình Quốc hội lộ trình thực hiện thuế suất thuế TTĐB đối với xe ô tô như sau:

Đối với xe ô tô chở người 9 chỗ ngồi chở xuống:

- Loại có dung tích xi lanh từ 1.000 cm3 trở xuống: Từ ngày 01/7/2016 áp dụng thuế suất 25\% (giảm 20\% so với hiện hành), từ ngày 01/01/2018 áp dụng thuế suất 20\% (giảm 25\% so với hiện hành);

- Loại có dung tích xi lanh từ trên 1.000 cm3 đến 1.500 cm3: Từ ngày 01/7/2016 áp dụng thuế suất 30\% (giảm 15\% so với hiện hành), từ ngày 01/01/2018 áp dụng thuế suất 25\% (giảm 20 \% so với hiện hành);

- Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3: Từ ngày 01/7/2016 áp dụng thuế suất 40\% (giảm 5\% so với hiện hành), từ ngày 01/01/2018 áp dụng thuế suất 30\% (giảm 15\% so với hiện hành).

- Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3: Từ ngày 01/7/2016 áp dụng thuế suất 60\% (tăng 10\% so với hiện hành), từ ngày 01/01/2018 áp dụng thuế suất 55\% (tăng 5\% so với hiện hành).

- Đối với xe ô tô có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3:

+ Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3: Từ ngày 01/7/2016 áp dụng thuế suất 90\% (tăng 30\% so với hiện hành);

+ Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3: Từ ngày 01/7/2016 áp dụng thuế suất 110\% (tăng 50\% so với hiện hành);

+ Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3: Từ ngày 01/7/2016 áp dụng thuế suất 130\% (tăng 70\% so với hiện hành);

+ Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3: Từ ngày 01/7/2016 áp dụng thuế suất 150\% (tăng 90\% so với hiện hành).

- Đối với xe mô-tô-hôm (motorhome): Đây là loại xe có kích thước lớn, dung tích xi lanh lớn và giá trị cao. Vì vậy đề nghị quy định: Từ ngày 01/7/2016 áp dụng thuế suất 75\%, từ ngày 01/01/2018 áp dụng thuế suất 70\% (hiện hành xếp theo số chỗ và dung tích xi lanh).

Ngoài ra, trong quá trình soạn thảo Luật có ý kiến đề nghị không nên chia nhỏ để áp thuế suất thuế TTĐB đối với dòng xe ô tô có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống và dòng xe có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 và đề nghị áp dụng thuế suất thuế TTĐB thống nhất đối với dòng xe này, cụ thể:

Loại có dung tích từ 1.500 cm3 trở xuống:

Áp dụng thuế suất thống nhất 30\% (giảm 15\% so với mức thuế suất hiện hành);

Loại có dung tích trên 3.000 cm3: Từ ngày 01/7/2016 áp dụng thuế suất 75\% (tăng 15\% so với hiện hành), từ ngày 01/01/2018 áp dụng thuế suất 70\% (tăng 10\% so với hiện hành).

Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ:

Giảm thuế suất từ 30\% hiện hành xuống 15\%.

Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ:

Loại này mặc dù nhiều nước thu nhưng thực tế ít sử dụng cho tiêu dùng hộ gia đình, vì vậy đề nghị giảm xuống 5\% (giảm 10\% so với hiện hành).

Xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng:

Hiện hành loại xe này áp dụng thuế suất thuế TTĐB là 15\% không phân biệt dung tích xi lanh. Để khuyến khích sử dụng xe tiết kiệm nhiên liệu, đề nghị sửa đổi quy định thuế suất đối với dòng xe này theo dung tích xi lanh như sau:

- Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống: giữ thuế suất 15\% như hiện hành;

- Loại có dung tích xi lanh từ trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3: Từ ngày 01/7/2016 áp dụng thuế suất 20\% (tăng 5\% so với hiện hành);

- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3: Từ ngày 01/7/2016 áp dụng thuế suất 25\%, tăng 10\% so với hiện hành là 15\%.

Đối với xe ô tô chạy bằng điện:

+ Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống: Áp dụng thuế suất 10\%, giảm 15\% so với hiện hành là 25\%.

Để phù hợp với nội dung sửa đổi nêu trên, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi thuế suất đối với ô tô điện loại từ 10 đến dưới 16 chỗ là 5\% (giảm 10\% so với mức thuế suất hiện hành); đối với ô tô điện loại từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi áp dụng thuế suất 0\% để phù hợp với đề xuất đối với xe ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi.

Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cơ bản nhất trí với phương án sửa đổi thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô dưới 24 chỗ ngồi.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng đề nghị cần xem xét việc điều chỉnh giảm thuế suất đối với xe ô tô chở người chạy bằng điện từ 16 đến 24 chỗ ngồi từ 10\% xuống 0\% là chưa hợp lý, vì trong khi tất cả các dòng xe khác đều đang phải chịu thuế TTĐB.

Do vậy, đề nghị không điều chỉnh mức thuế suất của dòng xe ô tô này xuống 0\%, mà chỉ nên điều chỉnh mức thuế suất từ 10\% xuống 5\%.

Do những nội dung quy định tại dự thảo Luật đều là những giải pháp cấp bách, vì vậy, Chính phủ đề nghị hiệu lực thi hành của dự án Luật là từ ngày 1/1/2016 trừ những điều khoản có quy định hiệu lực cụ thể.

Thẩm tra về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách (TCNS) của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS cơ bản nhất trí với phương án sửa đổi thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô dưới 24 chỗ ngồi như Dự thảo luật, theo đó điều chỉnh giảm thuế suất đối với các dòng xe có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3 và điều chỉnh tăng đối với dòng xe có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3.

Tuy nhiên, có ý kiến trong Ủy ban TCNS chưa nhất trí với phương án giảm thuế và phân loại quá chi tiết đối với các loại xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3 như Dự thảo luật.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật