Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thực hư việc bắt giữ người trái phép ở Đà Nẵng?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Liên quan đến sự việc anh Nguyễn Hoàng Tuấn bị khởi tố với tội bắt giữ người trái phép ở Đà Nẵng, nạn nhân Nam nhận mình tự nguyện ở lại để “lánh nợ”.

(ĐSPL) – Liên quan đến sự việc anh Nguyễn Hoàng Tuấn bị khởi tố với tội bắt giữ người trái phép ở Đà Nẵng, nạn nhân Nam nhận mình tự nguyện ở lại để “lánh nợ”.

Ngày 28/4, CA quận Thanh Khê đã có quyết định khởi tố đối với Nguyễn Hoàng Tuấn, 33 tuổi, trú phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.

Trước đó, anh Huỳnh Ngọc Nam trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà có vay mượn của Tuấn số tiền hơn 150 triệu đồng. Ngày 25/4, Tuấn hẹn anh Nam đến một quán cà phê để thương lượng việc vay mượn tiền. Liền sau đó, Tuấn yêu cầu anh Nam lên xe đưa về nhà Tuấn để giải quyết việc chi trả.

Nhận được thông tin từ gia đình anh Nam, cơ quan CSĐT Công an quận Thanh Khê đã nhanh chóng điều tra xác minh và bắt tạm giam Nguyễn Hoàng Tuấn. Hiện tại cơ quan CSĐT Công an quận Thanh Khê đang trong quá trình điều tra xác minh để làm rõ hành vi.

Anh Nguyễn Hoàng Tuấn bị bắt tạm giam.


Theo thông tin từ Viện Kiểm Sát Nhân dân Quận Thanh Khê, hiện tại sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra. Để đảm bảo việc truy tố,vừa qua VKS Nhân dân Quận Thanh Khê đã một lần trả hồ sơ lại cho cơ quan điều tra vào ngày 19/8 để điều tra bổ sung do thiếu một số yêu cầu.

“Tuấn là người sống rất ôn hòa với hàng xóm láng giềng. Hôm đấy, người dân ở đây người ta thấy Nam nó vẫn sinh hoạt, đi lại gọi điện thoại bình thường.” – ông Tào, hàng xóm nhà Tuấn trả lời PV.

Bà Mai, chủ tiệm tạp hóa sát cạnh nhà Tuấn cho biết: ”Mấy ngày mà Nam ở nhà Tuấn tôi thấy bình thường có gì đâu. Nam vẫn sang nhà tôi mữa cafe với thuốc lá bình thường. Nếu bắt thì nhốt lại rồi thì sao mà đi ra ngoài được.”Theo thông tin từ nhiều người dân hàng xóm quanh nhà Tuấn, trong thời gian anh Nam ở nhà Tuấn vẫn thấy anh Nam đi ra ngoài mua cafe, thuốc lá,… đi lại tự do quanh khu dân cư. Vậy thực hư việc Tuấn có bắt giữ anh Nam được xác định từ đâu?

Trao đổi với PV, anh Huỳnh Ngọc Nam (nạn nhân trực tiếp trong vụ việc nghi là có dấu hiệu bắt giữ người trái phép) khẳng định việc vay nợ giữa anh và Tuấn là có. Tuy nhiên tại thời điểm có mặt nhà Tuấn, anh Nam tự nguyện ở lại đó nhằm giải quyết việc vay mượn với Tuấn. Bên cạnh đó anh Nam cũng đang bị một số đối tượng khác truy tìm nên cũng chưa muốn về nhà. Ngoài ra mối quan hệ của anh Nam với Tuấn vẫn ổn định từ trước đến nay.

“Nhận thấy trong sự việc này nguyên nhân là do tôi gây ra. Tôi đã có đơn bãi nại gửi cho cơ quan công an điều tra, tôi cũng muốn nói rõ việc mình tự nguyện muốn ở lại nhà Tuấn. Vì ngoài nợ Tuấn thì tôi còn nợ thêm 2,3 người khác nữa” – anh Nam nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Thanh Bình – Phó viện trưởng VKS quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho hay, tội danh của anh Nguyễn Hoàng Tuấn được xác định nằm trong nhóm tội danh ít nghiêm trọng.

“Trong thời gian điều tra sẽ không quá 2 tháng, trong trường hợp của đối tượng Tuấn thì VKS đã trả lại hồ sơ cho công an điều tra bổ sung. Sau khi kết thúc điều tra sẽ chuyển hồ sơ cho VKS để xem xét quyết định việc truy tố trong vòng 20 ngày sẽ đưa ra những phương án: Quyết định truy tố, Trả lại hồ sơ và tạm đình chỉ vụ án.” – Ông Bình cho biết.

Trả lời về vụ việc trên, Luật sư Sơn Hải – VP Luật sư Danh Chính đã có những quan điểm về sự việc khởi tố anh Nguyễn Hoàng Tuấn.

Việc bắt giữ người được chứng minh như thế nào nếu như anh Nam vẫn được sinh hoạt và đi lại tự do?

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “Bắt là nắm giữ lấy, không cho hoạt động tự do”; “Giữ là: 1. Làm cho ở nguyên một chỗ, không có sự xê dịch; 2. Làm cho ở trạng thái ổn định, không có sự thay đổi; 3. Trông coi, bảo quản; 4. Đảm nhận”; “Giam là: 1. Giữ người có tội ở chỗ nào đó; 2. Bị ràng buộc, không cho tự do”1.”

Ý kiến của luật sư trong sự việc khởi tố anh Nguyễn Hoàng Tuấn này là như thế nào?

Dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được hiểu là các hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do hoạt động, tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với những quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục. Như vậy, theo sự phân tích nêu trên thì một người vẫn được đi lại tự do không thể coi là người đó bị "bắt giữ trái phép. Đối chiếu sự phân tích nêu trên với trường hợp cụ thể của anh Nam thì không thể nói anh Nam đã bị bắt giữ trái phép bởi anh Nam vẫn quyết định và chủ động được việc đi lại của mình (đi ra ngoài mua cafe, mua thuốc, nói chuyện với những người xung quanh).

Nếu trong trường hợp cơ quan điều tra không chứng minh được tội danh, thì việc xử lý của anh Nguyễn Hoàng Tuấn sẽ ra sao?

Trong vụ việc của bị can Nguyễn Hoàng Tuấn, có thể thấy rằng việc cơ quan điều tra khởi tố và bắt tạm giam anh Tuấn về tội "bắt giữ người trái pháp luật" theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự là chưa chính xác bởi anh Tuấn không có hành vi đe dọa anh Nam hay người thân của anh Nam để buộc anh Nam ở lại nhà mình  mà anh Nam là người tự nguyện ở lại nhà anh Tuấn để bàn bạc giải quyết công nợ giữa mình với anh Tuấn và bạn anh Tuấn. Đồng thời, thời điểm này anh Nam đang bị rất nhiều chủ nợ khác tìm kiếm nên muốn ở nhà anh Tuấn để "tạm lánh nợ".

Chính vì thế,  Sau khi anh Tuấn bị Cơ quan điều tra triêụ tập và sau này khởi tố vụ án, chính anh Nam đã viết rất nhiều đơn từ khẳng định mình không bị bắt giữ và khẳng định việc mình ở lại nhà anh Tuấn là hoàn toàn tự nguyện chứ không bị cưỡng bức hay ép buộc gì. Nếu hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra không chứng minh được anh Tuấn phạm tội bắt giữ người trái pháp luật thì phải đình chỉ vụ án đồng thời đình chỉ bị can và trả tự do cho anh Tuấn. Nếu anh Tuấn bị oan cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Khê phải xin lỗi công khai đối với anh Tuấn và phải bồi thường thiệt hại khi anh Tuấn yêu cầu.

Lời khai của anh Huỳnh Ngọc Nam có giá trị như thế nào trong việc chứng minh buộc tội đối tượng Tuấn?

Trong vụ án này, lời khai của bị hại Nam có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vụ an bởi hơn ai hết anh Nam biết rõ mình có bị bắt giữ trái phép hay không. Tuy nhiên, lời khai của anh Nam không phải là chứng cứ duy nhất trong vụ án bởi lời khai của anh Nam được coi là chứng cứ khi nó phù hợp với các chứng cứ khác (lời khai của anh Tuấn, của hàng xòm nhà anh Tuấn....).


Hải Đăng – Xuân Tùng

Nguồn: Người đưa tin

Tin nổi bật