Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ tướng yêu cầu điều tra sự cố sau tiêm vaccine COVID-19 tại Thanh Hóa

(DS&PL) -

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lực lượng chức năng điều tra, làm rõ sự việc, xác định nguyên nhân sự cố sau tiêm vaccine phòng COVID-19 khiến 4 người tử vong ở Thanh Hóa.

Thủ tướng yêu cầu điều tra sự cố sau tiêm vaccine COVID-19 tại Thanh Hóa.


Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lực lượng chức năng điều tra, làm rõ sự việc, xác định nguyên nhân sự cố sau tiêm vaccine phòng COVID-19 khiến 4 người tử vong ở Thanh Hóa.


Liên quan sự cố sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Công ty TNHH giầy Kim Việt, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa ngày 23/11 khiến 4 người tử vong, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa khẩn trương điều tra, làm rõ sự việc, xác định nguyên nhân sự cố sau tiêm vaccine phòng COVID-19, nghiêm túc rút kinh nghiệm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/11.

Đến nay, có 4 trường hợp tử vong do sốc phản vệ sau tiêm vaccine tại Thanh Hóa.


Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, điều kiện bảo quản vaccine phòng COVID-19 đúng quy định. Không phân bổ vaccine cho các địa phương không đảm bảo điều kiện bảo quản. Chịu trách nhiệm tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 an toàn, khoa học, hiệu quả trên cả nước.


Thủ tướng yêu cầu hỗ trợ thỏa đáng, động viên, chia sẻ kịp thời với những gia đình có người thân bị tử vong sau tiêm tại địa phương.


Đề nghị WHO hỗ trợ vắc xin của Việt Nam được thử nghiệm lâm sàng toàn cầu.

 

Chiều tối ngày 28/11 giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thuỵ Sĩ, Chủ tịch nước và đoàn đại biểu Việt Nam đã đến thăm trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Geneva và có buổi làm việc với Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò điều phối quan trọng của WHO trong lĩnh vực y tế toàn cầu, đưa ra các tiêu chuẩn, hướng dẫn y tế, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, giúp các nước giải quyết các vấn đề y tế công cộng, tăng cường năng lực ứng phó dịch bệnh.

Chủ tịch nước tuyên bố Việt Nam sẽ đóng góp tự nguyện thêm 500.000 USD cho COVAX, nâng tổng mức đóng góp tự nguyện của Việt Nam cho COVAX lên 1 triệu USD.


Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của Chương trình COVAX (Tiếp cận Toàn cầu vắc xin Covid-19) và các tổ chức vận hành COVAX, trong đó có WHO và GAVI trong thúc đẩy tiếp cận công bằng, bình đẳng và kịp thời vắc xin Covid-19 trên toàn cầu.


Tổng Giám đốc WHO bày tỏ ấn tượng trước những quyết tâm, nỗ lực và thành quả của Việt Nam trong phòng chống đại dịch Covid-19, phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, là bài học kinh nghiệm quý báu cho cộng đồng quốc tế.


Tổng Giám đốc WHO ủng hộ ý tưởng biến Việt Nam thành trung tâm khu vực về sản xuất vắc xin, sẽ trao đổi với bộ phận kỹ thuật về khả năng đưa vắc xin do Việt Nam sản xuất tham gia chương trình thử nghiệm toàn cầu của WHO.


Đông Nam Á cần cảnh giác trước biến thể Omicron.

 

Các quốc gia Đông Nam Á cần cảnh giác, tăng cường những biện pháp y tế và xã hội, cũng như tăng tỷ lệ tiêm chủng trong bối cảnh biến thể mới xuất hiện. Đây là cảnh báo của Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới phụ trách khu vực Đông Nam Á.

Châu Âu là nơi đang hứng chịu làn sóng dịch nghiêm trọng từ biến thể Delta, đã ghi nhận những ca nhiễm biến thể mới Omicron.


Theo WHO, các nước Đông Nam Á nên đánh giá rủi ro virus xâm nhập vào nội địa thông qua khách quốc tế và thực hiện các biện pháp phù hợp để đối phó biến thể Omicron. Giám đốc khu vực Đông Nam Á của WHO nhấn mạnh, các quốc gia khu vực không được hạ thấp cảnh giác, nguy cơ vẫn luôn tồn tại và các nước cần tiếp tục làm hết sức để bảo vệ khỏi virus và ngăn chặn lây lan.


Hiện 31% dân số khu vực Đông Nam Á đã tiêm chủng đầy đủ và một nửa dân số đã tiêm một mũi. WHO cảnh báo, ngay cả khi đã tiêm chủng đủ 2 mũi, các bệnh pháp phòng tránh lây lan vẫn phải duy trì như đeo khẩu trang, khử khuẩn, tránh tập trung đông người và tăng tỷ lệ tiêm chủng.

 

Tin nổi bật