Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ tướng chỉ đạo không để tình trạng có biên chế nhưng không tuyển dụng giáo viên

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tuyển đủ giáo viên theo biên chế, không để tình trạng có biên chế mà không tuyển.

Theo báo Lao Động, Thủ tướng vừa có công điện về việc bảo đảm biên chế giáo viên mầm non, phổ thông.

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh cả nước đang thiếu 120.000 giáo viên. Ngành giáo dục dù được giao gần 66.000 biên chế từ ba năm trước, nhưng đến nay mới tuyển được khoảng 6.000 người.

Tình trạng thiếu giáo viên diễn ra ở hầu hết tỉnh, thành. Dù thiếu, nhưng các địa phương không có nguồn để tuyển.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tuyển đủ giáo viên theo biên chế, không để tình trạng có biên chế mà không tuyển. Ảnh minh hoạ/ Vnexpress.

Trong công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ rà soát, đôn đốc, kiểm tra việc tuyển dụng giáo viên của các địa phương để đảm bảo tuyển dụng hết số biên chế đã được giao; tiếp tục rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế giáo viên mầm non, phổ thông còn thiếu so với định mức quy định của ngành giáo dục.

Bộ Bộ GD&ĐT nghiên cứu, có giải pháp phù hợp, hiệu quả khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, bảo đảm dạy học 2 buổi/ngày; không vì việc sắp xếp, tổ chức bộ máy mà để thiếu giáo viên, ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.

Bộ Nội vụ kiểm tra, đôn đốc địa phương thực hiện tuyển dụng giáo viên theo biên chế được giao, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các cơ sở giáo dục, bảo đảm nguyên tắc "có học sinh phải có giáo viên đứng lớp" nhưng phải phù hợp thực tiễn địa phương và hiệu quả trong việc bố trí.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tập trung chủ động rà soát, sắp xếp, điều tiết giáo viên mầm non, phổ thông giữa các cơ sở giáo dục trên địa bàn để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; tăng cường cử giáo viên biệt phái, dạy liên trường, liên cấp.

Các địa phương cần có giải pháp đồng bộ, hiệu quả để tuyển đúng và tuyển đủ giáo viên theo số biên chế được giao. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng có biên chế nhưng không tuyển dụng. Trường hợp thiếu giáo viên, cần kịp thời ký hợp đồng giảng dạy theo đúng quy định để bổ sung. Đồng thời, xem xét, ưu tiên tuyển dụng hoặc ký hợp đồng với những giáo viên đã từng giảng dạy theo hợp đồng tại các cơ sở giáo dục, nếu đáp ứng yêu cầu chuyên môn và phù hợp quy định.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vấn đề vượt thẩm quyền, các địa phương cần chủ động báo cáo và đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Bên cạnh đó, địa phương cần tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, phổ thông mới. Nghiên cứu có cơ chế, chính sách để thu hút giáo viên đến công tác và gắn bó lâu dài tại địa phương, theo VietNamNet.

Tin nổi bật