Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thử thách nhắm mắt đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ được cố nghệ sĩ Chí Tài chia sẻ có gì đặc biệt?

(DS&PL) -

Thông qua thao tác đơn giản, dễ dàng thực hiện ở mọi địa điểm, mọi người có thể nhanh chóng đánh giá được phần nào khả năng đột quỵ cũng như một số vấn đề sức khỏe khác.

Thông qua thao tác đơn giản, dễ dàng thực hiện ở mọi địa điểm, mọi người có thể nhanh chóng đánh giá được phần nào khả năng đột quỵ cũng như một số vấn đề sức khỏe khác.

Ngày 9/12, thông tin nam diễn viên hài Chí Tài qua đời vì bị đột quỵ khiến nhiều sao Việt và người hâm mộ không khỏi bàng hoàng và tiếc thương. Nhiều người bất ngờ phát hiện vào ngày 6/12, chỉ 3 ngày trước khi mất, cố nghệ sĩ có bài đăng chia sẻ về cách “đo” nguy cơ đột quỵ trên trang Fanpage.

Cùng với đoạn video được đăng tải, nam diễn viên hài viết: “Cuộc ‘thách đấu’ thế kỷ. Chí Tài thực hiện thử thách đứng môt chân trong trạng thái nhắm mắt để đo nguy cơ đột quỵ, ai dè nhận được cái kết hết sức lo lắng”.

Bài đăng của nam danh hài vào hôm 6/12 vừa qua. Ảnh: Kênh 14

Được biết, nam danh hài thực hiện thử thách nhưng chỉ đứng được 4 giây, trong khi đó, MC Đại Nghĩa dễ dàng vượt qua khoảng thời gian tối thiểu 20 giây. Kết quả này khiến Chí Tài không khỏi “buồn bực”.

"Tại sao Đại Nghĩa làm dễ được mà mình làm không được… Bác sĩ nói nếu mà đứng một chân không tới 20 giây thì tiềm ẩn nguy cơ bị đột quỵ. Mình không thể bị đột quỵ, mình phải khỏe, phải hơn Đại Nghĩa…", Chí Tài cho hay sau khi thực hiện thử thách thất bại.

Được biết, thử thách đứng một chân xuất phát từ nghiên cứu công bố vào năm 2014 của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật bản). Thử thách này thu hút sự quan tâm và tham gia của khá nhiều nam giới ở độ tuổi ngoài 40.

Theo hướng dẫn của bác sĩ Michael Mosley, chuyên viên sản xuất chương trình khoa học của đài BBC, nếu muốn thực hiện bài kiểm tra này, bạn cần một người ở bên cạnh để theo dõi thời gian.

Kế đó, người thực hiện phải cởi giày, đặt tay lên hông hoặc giang hai tay sao cho không chạm vào cơ thể và đứng bằng một chân, hai chân không được chạm vào nhau sau đó nhắm mắt lại khi đã giữ được thăng bằng.

Người thực hiện phải duy trì tư thế này cho tới khi không thể tiếp tục đứng im, phải di chuyển bàn chân trụ, đặt chân đang co lên xuống đất để tránh bị ngã. Thời gian đứng được càng lâu, tối thiểu là 20 giây, nguy cơ đột quỵ càng thấp. Nếu không thể vượt qua ngưỡng 20 giây, người tham gia thử thách có khả năng mắc bệnh về não và suy giảm nhận thức.

Bác sĩ Michael Mosley mô phỏng lại tư thế đứng trong thử thách "đứng 1 chân trong trạng thái nhắm mắt".

Mặc dù chưa được tổ chức đột quỵ nào trên thế giới công nhận hay đánh giá ngang hàng, thử thách lại này nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia. Bên cạnh đó, phương pháp “đứng một chân trong trạng thái nhắm mắt” cũng được chứng minh là phương pháp đơn giản, có độ chính xác cao để kiểm tra đột quỵ.

Sự cân bằng đạt được và duy trì bởi ba mạch cảm giác chính là tầm nhìn, khả năng nhận biết và hệ thống tiền đình. Não kiểm soát tất cả các mạch cảm giác này. Vì vậy, bất kỳ sự thiếu hụt nào trong việc phối hợp vận động như mất khả năng giữ thăng bằng trong bất kỳ khoảng thời gian nào đều có thể là dấu hiệu cho thấy não bị tổn thương”, tiến sĩ Jose Biller, người đứng đầu khoa Thần kinh tại Loyola Medicine ở Maywood, Illinois (Mỹ) nhận định.

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Anh được tiến hành vào đầu năm 2014 cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc đứng thăng bằng 1 chân và nguy cơ tử vong sớm ở những người 53 tuổi.

Theo nghiên cứu này, nếu những người đàn ông 53 tuổi giữ thăng bằng được hơn 10 giây, đứng lên ngồi xuống trên ghế hơn 37 lần/ phút thì ít có nguy cơ chết sớm. Tương tự, phụ nữ đứng bằng 1 chân trong hơn 10 phút và đứng lên ngồi xuống trên ghế hơn 35 lần cũng có nguy cơ tử vong thấp hơn.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật