Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ Đức: Thực hư việc người dân bị thu hồi đất trái luật?

(DS&PL) -

(ĐS&PL) Mặc dù hộ gia đình ông Dương Thế Xương là chủ sở hữu mảnh đất tại 712 Kha Vạn Cân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận

(ĐS&PL) Mặc dù hộ gia đình ông Dương Thế Xương là chủ sở hữu mảnh đất tại 712 Kha Vạn Cân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDD), thậm chí là được tòa án nhân dân tối cao TP.HCM tuyên xử bằng bản án số 188/2009/DSPT công nhận quyền làm chủ, nhưng chỉ cần một văn bản có dấu hiệu trái quy định pháp luật đã tước bỏ đi quyền làm chủ hợp pháp đó...

Bộ tài nguyên và môi trường chỉ định chia đất đang tranh chấp khó hiểu ?

Vừa qua báo Đời Sống & Pháp Luật nhận được đơn kêu cứu của ông Dương Hữu Hiệp sống tại 712 Kha Vạn Cân, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh về việc mảnh đất của hộ gia đình ông hiện đang sử dụng đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2006, bỗng dưng đến năm 2014 UBND.TP Hồ Chí Minh có quyết định điều chỉnh, thu hồi giao cho người khác.

Ông Hiệp cho biết nguồn gốc mảnh đất này trước đây là của ông Trần Văn Đủ đứng bộ và đã cầm thế chấp “để đương lợi ích” cho ngoại kiều Ấn, theo chứng thư lập ngày 20/07/1928 và ngày 20/10/1930. Sau đó được ông Dương Thế Xương ( bố ông Hiệp) thuê 360 m2 của ông Trần Văn Ráng( con trai ông Trần Văn Đủ) để xây nhà ở năm 1962; đến năm 1971, ông Xương nhận sang lại của ông Lê Văn Hồ phần đất kế bên 875 m2 và có sự đồng ý của ông Ráng (đất này ông Hồ thuê của ông Ráng). Tiếp đó ông Xương mua thêm 03 căn nhà của 03 hộ dân cũng thuê đất của ông Ráng và ông Xương sử dụng luôn phần diện tích đất 222 m2. Sau giải phóng ông Xương có đăng ký nhà, đất theo chỉ thị 299/TTg với diện tích 1.575 m2( trong đó 575m2 là đất thổ và 1000m2 đất quả)đã được UBND TP Hồ Chí Minh ra quyết định số 293/QĐ-UB 26/1/1994 công nhận, cho phép sử dụng. Đến năm 2006 UBND quận Thủ Đức đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông.

Tuy nhiên, 10/10/2014 (tức 20 năm kể từ khi được UBND TP Hồ Chí Minh công nhận, cho phép sử dụng đất) nguyên phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh lúc đó là ông Nguyễn Hữu Tín ( người  đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra các quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam vì đã ký các quyết định cho thuê, bán các lô “đất vàng” ở 15 thi sách và 2-4-6 Hai Bà Trưng với giá bèo) căn cứ vào các Công văn 4702/BTNMT-TTr và Công văn 4080/BTNMT-TTr của Bộ tài nguyên và môi trường về kết quả kiểm tra giải quyết vụ việc khiếu nại của bà Nguyễn Thị Nga (cháu nội ông Trần Văn Đủ) để ra quyết định 4988/QD-UB buộc gia đình ông Hiệp phải giao cho gia đình ông Trần Văn Ráng 630m2 đất.

Ông Hiệp bức xúc cho biết “trong hướng dẫn của công văn 4702/2012-TTr ngày c15/11/2013 của bộ TN&MT hướng dẫn cụ thể chia 630m2 đất cho gia đình ông Trần Văn Ráng là hết sức vô lý bởi; trước đó UBND quận Thủ Đức, UBND phường Linh Đông đã báo cáo không có bất cứ một tài liệu nào về việc sử dụng đất của gia đình ông Ráng, không có căn cứ chia đất cho ông Ráng theo hướng dẫn của bộ TN&MT

Chưa kể đến việc UBND.TP giao đất cho gia đình ông Xương là thực hiện theo văn bản pháp luật cao nhất thời điểm bấy giờ là Luật đất đai 1993 vậy mà đến bây giờ UBND.TP lại chia đất dựa trên căn cứ vào một tờ trình của bộ TN&MT”

UBND.TP ra văn bản trái quy định ?

Liên quan đến vấn đề này luật sư Đặng Quang Hiệu đoàn luật sư Thành Phố Hồ Chí Minh nêu quan điểm: Trường hợp đất mà gia đình ông Hiệp đang sử dụng trước đây đã được ông Trần Văn Đủ (bố của ông Trần Văn Ráng) đứng bộ và đã cầm thế chấp “để đương lợi ích” cho người Ấn Độ tên Chà, như vậy thửa đất trên thuộc quyền sử dụng đất của người Chà ( Ấn Độ), khi đất nước thống nhất, theo quy định của luật đất dai 1993, Nhà nước thống nhất quản lý việc sử dụng đất. Do đó nghiễm nhiên gia đình ông Trần Văn Ráng ( con ông Trần Văn Đủ) không còn quyền sử dụng thửa đất nay, nên đã không đủ tư cách khiếu nại đòi lại quyền sử dụng thửa đất đó.

Bên cạnh đó Quyết định số: 4988/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 của UBND Tp. Hồ Chí Minh về điều chỉnh, sửa đổi Quyết định giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất số 293/QĐ-UB-NN ngày 26/01/1994 của gia đình ông Hiệp và gia đình ông Ráng là hoàn toàn trái quy định tạikhoản 6, 7, 9 Điều 11 Luật khiếu nại năm 2011 quy định những trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết. Như vậy thời hiệu khiếu nại đã hết hơn 20 năm tuy vậy Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vẫn ban hành Quyết định số: 4988/QĐ-UBND vào ngày 10/10/2014.

“Quyết định 4988/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 của UBND.TP Hồ Chí Minh là hoàn toàn sai quy định do khiếu nại đã được giải quyết lần hai đó bằng Quyết định số 57/QĐ-UB ngày 14/01/1992 của UBND huyện Thủ Đức, quyết định này đã thu hồi đất và giao quyền sử dụng đất lại cho gia đình ông Xương 797 m2; gia đình ông Ráng 630 m2 và buộc ông Xương phải giao lại cho ông Ráng phần đất được sử dụng là 630 m2 và Quyết định giải quyết tranh chấp số 293/QĐ-UB-NN ngày 26/01/1994 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Trần Văn Ráng và ông Dương Thế Xương. Quyết định này đã thu hồi phần đất có diện tích 1.575 m2 thuộc bằng khoán 161, tờ thứ 5, bản đồ số 274 và 275 do ông Trần Văn Đủ đứng bộ, vì có nguồn gốc cho thuê; Bác đơn khiếu nại đòi lại đất của ông Trần Văn Ráng; Cho phép ông Dương Thế Xương được tiếp tục sử dụng 1.575 m2 theo nguyên trạng; Các văn bản xử lý trước đây trái với quyết định này đều hủy bỏ. Do vậy không lý gì mà tự dưng đến năm 2014 UBND Tp. Hồ Chí Minh lại ban hành một quyết định ngược đời như vậy, chắc hẳn phải có sự khuất tất trong đó”

Quyết định 4988/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 của UBND Tp. Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Hữu Tín nguyên phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh lúc đó ký. Tuy nhiên ngay sau đó vào ngày 19/11/2018 ông này cùng nhiều người liên quan đến Phan Văn Anh Vũ đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) bắt tạm giam vì hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015. Điều này đã đặt ra một dấu hỏi lớn cho dư luận, liệu rằng có “lợi ích nhóm” trong vụ việc này hay không. Điều này rất cần các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc nghiêm túc điều tra, xử lý vi phạm nếu có.

Như vậy có thể thấy việc UBND TP.Hồ Chí Minh ban hàng quyết định 4988/QĐ-UBND ngày 10/10/2014, buộc gia đình ông Dương Hữu Hiệp phải giao 630 m2 đất cho gia đình ông Trần Văn Ráng có dấu hiệu sai quy định. Phải chăng đã có sự “tiếp tay, thông đồng” giữa nhiều bên dẫn đến việc một văn bản pháp lý lại ngang nhiên tồn tại nhiều năm qua như vậy? Trước tình trạng trên chúng tôi yêu cầu các đơn vị chức năng có thẩm quyền cần sớm vào cuộc làm rõ vụ việc, xử lý mạnh tay những người có liên quan dẫn đến hàng loạt sai phạm nêu trên của UBND TP.Hồ Chí Minh nhằm trả lại sự công bằng cho người dân.

Tòa soạn sẽ tiếp túc thông tin đến bạn đọc.

Điều 11. Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết

Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:

1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;

2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;

4. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;

5. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;

6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;

7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

8. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;

9. Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.

PV/ Sức Khỏe 365

Tin nổi bật