Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thông tin tiếp vụ đấu giá đất ở Thái Bình: UBND huyện Hưng Hà “ngó lơ” giao dịch bất hợp pháp?

(DS&PL) -

Mặc dù, tiếp nhận thông tin những lô đất thuộc khu dân cư Duyên Phúc – Nhân Cầu 3 đang được giao dịch bất hợp pháp, song chính quyền huyện Hưng Hà chưa kịp thời ngăn chặn

Mặc dù, tiếp nhận thông tin báo chí phản ánh về việc những lô đất thuộc khu dân cư Duyên Phúc – Nhân Cầu 3 đang được giao dịch bất hợp pháp, song chính quyền huyện Hưng Hà chưa kịp thời ngăn chặn, xử lý sai phạm.

Liên quan đến việc hàng trăm lô đất thuộc khu dân cư Duyên Phúc – Nhân Cầu 3, thị trấn Hưng Hà, Thái Bình bị giao dịch bất hợp pháp như Đời sống và Pháp luật đăng tải trong bài “Đấu giá đất ở Thái Bình: Ngang nhiên giao dịch khi chưa được phép?”, phóng viên đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Hoàng, thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội về tính pháp lý của vụ việc trên.

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hoàng, căn cứ theo quy định tại Quyết định 06/2019/QĐ-UBND ngày 11/06/2019 của UBND tỉnh Thái Bình, khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người trúng đấu giá dù được công nhận trúng đấu giá vẫn chưa được phép giao dịch mua bán.

Những giao dịch bất hợp pháp diễn ra công khai, nhưng UBND huyện Hưng Hà không biết?

Theo đó, đối với trường hợp của ông Trần Văn Biên, sau khi có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá, UBND huyện Hưng Hà hoặc Chi cục Thuế khu vực Quỳnh Phụ - Hưng Hà gửi thông báo cho người trúng đấu giá về việc nộp tiền trúng đấu giá. Người trúng đấu giá, trong thời hạn 30 ngày phải hoàn thành việc nộp đầy đủ số tiền trúng đấu giá vào ngân sách Nhà nước.

Tiếp đó, khi nhận được chứng từ nộp đủ tiền trúng đấu giá, Phòng TNMT huyện Hưng Hà trình UBND huyện Hưng Hà trong vòng 7 ngày sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá.

Trong 5 ngày làm việc kể từ khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ quan chức năng liên quan huyện Hưng Hà và thị trấn Hưng Hà sẽ tổ chức giao đất ngoài thực địa cho người trúng đấu giá. Sau khi việc giao đất hoàn thành thì người trúng đấu giá mới đủ thẩm quyền với tư cách là chủ sử hữu tài sản 125 lô đất để thực hiện giao dịch với khách hàng.

“Như vậy, khi chưa nộp tiền trúng đấu giá vào ngân sách Nhà nước, và chưa được UBND huyện Hưng Hà cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông Biên chưa phải là chủ sở hữu 125 lô đất tại khu dân cư Duyên Phúc – Nhân Cầu 3”, luật sư Hoàng nêu quan điểm và cho biết: Việc ông Biên chưa phải là chủ sở hữu nhưng đã nhận tiền đặt cọc mua lô đất của khách hàng là có dấu hiệu lừa đảo.

Trong khi đó, nhằm mục đích giải đáp những nghi vấn, góp ý và chỉ ra những tồn tại (nếu có) để các cơ quan quản lý Nhà nước kịp thời chấn chỉnh, ngày 18/12/2020, PV Đời sống và Pháp luật đã thông tin về việc giao dịch bất hợp pháp của lô đất nói trên tới ông Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà. Tuy nhiên, chính quyền huyện này dù tiếp nhận thông tin báo chí phản ánh song vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý sai phạm liên quan đến giao dịch đất nói trên.

Đến ngày 23/12/2020, phóng viên đã trực tiếp chuyển nội dung vụ việc trên tới UBND huyện Hưng Hà. Theo nguồn tin của phóng viên, ngày 25/12/2020, ông Nguyễn Xuân Dương ký nháy vào văn bản chuyển giao Phó chủ tịch UBND huyện Hưng Hà là ông Bùi Trung Kiên xử lý. Thế nhưng, đến nay đã quá 30 ngày, Đời sống và Pháp luật vẫn chưa nhận được một thông tin phản hồi nào từ phía UBND huyện Hưng Hà.

Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Thanh Hoàng, khi phát hiện ra sai phạm của ông Trần Văn Biên liên quan những giao dịch bất hợp pháp đối với các lô đất tại khu dân cư Duyên Phúc – Nhân Cầu 3, UBND huyện Hưng Hà phải kịp thời ngăn chặn, xử lý. Thậm chí là phải hủy kết quả trúng đấu giá do người trúng đấu giá có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến việc đấu giá đất. Cụ thể ở đây dấu hiệu lừa đảo, nhận tiền đặt cọc bán đất thông qua Quyết định công nhận trúng đấu giá đất.

Đời sống và Pháp luật tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Nguyễn Dương – Nguyễn Khuê



Tin nổi bật