Cơ thể con người có 70% là nước, các vitamin và khoáng chất trong thực phẩm phải được hòa tan trong nước trước khi chúng được vận chuyển trong máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Nước cũng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, loại bỏ chất thải và hoạt động như một chất bôi trơn trong khớp.
Người xưa cũng nói "Thuốc không bằng đồ ăn, đồ ăn không bằng nước uống", nước là "vua" của mọi loại thuốc, trong cuốn "Diệu liệu toàn thư" trong y học Trung Quốc, vị thuốc đầu tiên được giới thiệu chính là nước. Tuy nhiên, uống nước sai cách không những không có lợi cho sức khỏe mà còn gây hại, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến thận.
Dưới đây là những thói quen uống nước xấu gây hại thận, bạn nên tránh càng sớm càng tốt.
Nếu uống không đủ nước, đặc biệt nếu thường xuyên uống ít nước, có thể gây tổn thương thận.
Thận cần nước để hoạt động bình thường. Nếu uống không đủ nước, đặc biệt nếu thường xuyên uống ít nước, có thể gây tổn thương thận.
Thiếu nước, đặc biệt là thiếu nước thường xuyên, dẫn đến việc sản xuất nước tiểu có nồng độ khoáng chất và chất thải cao hơn. Điều này có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận và gây ra bệnh thận có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.
Cách để nhận biết cơ thể có uống đủ nước hay không là nhìn màu sắc của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt là uống đủ nước, nếu có màu vàng đậm có nghĩa là cần uống thêm nước, theo chuyên trang sức khỏe WebMD.
Khi chúng ta khát tức là lượng nước trong cơ thể đã mất đi 1% so với trọng lượng cơ thể, các chức năng trong cơ thể bắt đầu bị ảnh hưởng, nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ không tốt cho thận.
Bạn nên uống nước vào những thời điểm khác nhau mỗi ngày. Mỗi lần uống một ngụm nhỏ, tránh chờ đến lúc khát mới bắt đầu uống nước một cách dồn dập.
Đây chính là thói quen vô cùng gây hại sức khỏe. Cơ thể bạn trải qua một đêm dài không được cung cấp nước trong khi hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể vẫn diễn ra bình thường, chất thải trong cơ thể đang cần được rửa sạch, lượng máu thiếu nước đã trở nên đặc hơn làm cho máu lưu thông hạn chế, các tế bào trong cơ thể đang rất “khát” nước, chính vì vậy việc bổ sung nước ngay sau khi ngủ dậy không chỉ có tác dụng cung cấp nước cho cơ thể mà còn giúp bạn “làm sạch”, giải độc cơ thể một cách hiệu quả nữa nhất đấy.
Hãy uống ít nhất từ 400-500ml nước ấm ngay sau khi ngủ dậy để bảo vệ sức khỏe của chính mình nhé.
Nếu uống quá nhiều nước, thận không thể loại bỏ lượng nước dư thừa.
Hậu quả của việc uống không đủ nước không đơn giản chỉ là cảm giác khát nước mà nó còn khiến cơ thể không thể chuyển hóa được các "chất thải" trong cơ thể, lâu dần sẽ tích tự thành chất độc trong nội tạng.
Uống ít nước còn dẫn đến tình trạng nồng độ nước tiểu cao khiến dễ mắc các bệnh như sỏi thận, viêm thận.
Ngày nay, với sự cải thiện của chất lượng cuộc sống, ngày càng nhiều người, đặc biệt là giới trẻ cảm thấy nước lọc có hương vị rất nhạt nhẽo, vô vị. Do đó, họ tìm đến các loại đồ uống khác như nước ngọt để uống thay cho nước lọc.
Tuy nhiên, việc uống đồ uống như nước lọc quanh năm, đường và phốt phát trong đồ uống sẽ dẫn đến mất canxi trong cơ thể con người, và hàm lượng canxi trong nước tiểu sẽ theo đó tăng lên, có thể hình thành sỏi thận, cũng như sẽ có một tác động nhất định đến vi môi trường của thận, gây hại cho thận.
Thận cần nước để hoạt động. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước lại phản tác dụng. Nếu uống quá nhiều nước, thận không thể loại bỏ lượng nước dư thừa. Hàm lượng natri trong máu trở nên loãng gây hạ natri máu có thể đe dọa tính mạng, theo Mayo Clinic.
Ngoài ra, một số người mắc bệnh thận, đặc biệt là người suy thận phải chạy thận, cần phải theo dõi lượng nước rất cẩn thận và phải uống nước rất hạn chế, theo National Kidney Foundation.
Nhiều người suy nghĩ rằng uống nước đun càng nhiều lần càng tốt vì vi khuẩn sẽ được diệt sạch tốt hơn cho sức khỏe, tuy nhiên chính việc làm này lại gây hại sức khỏe của bạn đấy bởi vì trong nước thường có một hàm lượng nhỏ các loại kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, … và nitrat.
Khi nước được đun đi đun lại nhiều lần, trải qua quá trình thủy phân không ngừng bốc hơi thì hàm lượng nitrat và các kim loại nặng kể trên ở trong nước sẽ tăng lên đáng kể, khi hấp thu vào cơ thể các kim loại nặng này sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn đồng thời muối nitrit được chuyển hóa từ nitrat có trong nước sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu của cơ thể, tim đập nhanh hơn, hệ hô hấp hoạt động khó khăn hơn, thậm chí nếu thói quen này kéo dài thường xuyên kết hợp với một số điều kiện bất lợi khác từ môi trường và cơ địa con người có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng nữa đấy. Rất nguy hiểm.
Uống ít nước còn dẫn đến tình trạng nồng độ nước tiểu cao khiến dễ mắc các bệnh như sỏi thận, viêm thận.
Trà quá đậm đặc không tốt cho cơ thể, không chỉ làm đau dạ dày mà còn không tốt cho sức khỏe của thận.
Cụ thể, caffeine có trong trà quá đặc có thể dễ dàng gây ra nhịp tim đập nhanh, có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến loãng xương.
Ngoài ra, nếu bạn uống trà mạnh trong thời gian dài, vì hàm lượng axit oxalic trong trà lớn có thể làm tăng lượng hấp thụ vào cơ thể khiến bạn dễ dàng bị mắc bệnh sỏi thận hơn. Do đó, hãy chỉ nên uống trà đặc - loãng vừa đủ để cảm nhận vị ngon của trà.
Có nhiều người thường tìm cách uống nước canh rau, hoặc nươc canh hầm xương thay cho nước lọc. Dù họ vẫn uống đủ lượng nước cần thiết trong một ngày, nhưng vẫn vô tình gây hại cho gan thận.
Nguyên nhân là trong nước canh rau, hoặc nước hầm xương có chứa nhiều muối, chất béo, khoáng chất…. gây lợi tiểu. Đặc biệt, là muối làm tăng gánh nặng cho gan thận của bạn, khiến cho bạn phải đi tiểu nhiều và dễ gây bệnh sỏi thận, suy gan thận.
Đây là thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư rất nguy hiểm do lúc này chất clo dùng để khử trùng nước sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn trong nước tạo nên hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform, cực kỳ nguy hiểm.