Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thổ Nhĩ Kỳ điều 1.000 cảnh sát đặc nhiệm tới biên giới với Hy Lạp nhằm ngăn người di cư quay trở lại

(DS&PL) -

1.000 cảnh sát đặc nhiệm với đầy đủ trang bị đã được Thổ Nhĩ Kỳ triển khai đến sông Meric ở biên giới với Hy Lạp, nhằm ngăn chặn việc dòng người di cư bị đẩy trở lại.

1.000 cảnh sát đặc nhiệm với đầy đủ trang bị đã được Thổ Nhĩ Kỳ triển khai đến sông Meric ở biên giới với Hy Lạp, nhằm ngăn chặn việc dòng người di cư bị đẩy trở lại.

Người di cư tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP

Ngày 5/3, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu tuyên bố sẽ triển khai 1.000 cảnh sát đặc nhiệm dọc biên giới với Hy Lạp nhằm ngăn chặn động thái đẩy người di cư quay trở lại lãnh thổ nước này của Athens. Ông Soylu cũng cáo buộc cảnh sát Hy Lạp đã làm bị thương 164 người di cư. 

Lượng lớn người di cư tìm cách nhập cảnh vào Hy Lạp kể từ khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố "mở cửa" cho dòng người từ Syria tràn vào châu Âu nhằm gây sức ép với Liên minh châu Âu (EU).

Ankara cho rằng nước này đã hết khả năng tiếp nhận với hơn 4 triệu người tị nạn từ Syria, Afghanistan và nhiều nơi khác, đồng thời chỉ trích EU không hỗ trợ chiến dịch quân sự tại Syria.

Hiện Hy Lạp đang phải nỗ lực đối phó với dòng người di cư đang tập trung tại biên giới nước này và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ankara cáo buộc cảnh sát Hy Lạp dùng đạn thật bắn vào người di cư khiến ba người thiệt mạng, nhưng Athens bác bỏ và gọi đó là "tin giả mạo".

Hy Lạp cũng tuyên bố sẽ trục xuất những người di cư mới đến nước này một cách trái phép từ ngày 1/3.

Tối /3, Bộ trưởng Di trú Hy Lạp Notis Mitarachi cho biết rằng, nước này sẽ đưa những người mới vượt biên trái phép vào Hy Lạp đến thành phố Serres ở khu vực miền Bắc và tiến hành trục xuất họ về nước.

Bộ trưởng Mitarachi nhấn mạnh mục đích của Hy Lạp là trục xuất người di cư trái phép về nước. Theo quan chức này, người di cư đã đến Hy Lạp trước ngày 1/1/2019 và đang sống trên các đảo của nước này sẽ được đưa vào đất liền trong vài ngày tới.

Người di cư là vấn đề nhạy cảm tại châu Âu, nhất là khi Hy Lạp từng đối mặt với hơn một triệu người đổ tới nước này hồi năm 2015. Nhiều thành viên EU khi đó buộc phải tiếp nhận một phần người di cư, khiến chủ đề này được các phe phái chống EU và chống người tị nạn tận dụng triệt để.

Mộc Miên (Theo Reuters)

Tin nổi bật