Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Theo chân một nữ tiếp thị bia: Đắng vị bia, chát vị đời

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Trong bộ đồng phục váy ngắn ôm sát đùi, các cô gái trẻ luôn miệng chào mời và đôi khi nâng ly cùng khách. Công việc trông đơn giản nhưng ít có ai thấu hết vị chát đắng qua từng ly bia như số phận của họ.

(ĐS&PL) - Một cô nhân viên mới vô làm tiếp thị bia bị khách bắt uống đến nỗi phải chạy vào toilet nôn thốc tháo… Cô bé nức nở kể với đồng nghiệp: “ông già đó nắm chặt tay em kéo lại, em vùng không được, ông còn giở trò sờ soạng em”. 
Trong bộ đồng phục váy ngắn ôm sát đùi mang thương hiệu đủ các loại bia, các cô gái trẻ luôn miệng chào mời và đôi khi nâng ly cùng khách. Công việc trông đơn giản nhưng ít có ai thấu hết vị chát đắng qua từng ly bia như số phận của họ.
"Đàn ông mà em, vuốt ve vài cái là bán được à!"
Nguyễn Thị C. sinh ra trong gia đình nông dân tận miền Tây sông nước, là con cả trong nhà đông chị em. Mới học đến lớp 4 chị phải bỏ dở theo mẹ kiếm cơm trên cánh đồng đổ lửa. Quanh năm cặm cụi "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" nhưng gia đình chị không bao giờ đủ cái ăn, cái mặc.
16 tuổi, C. một mình lên thành phố “mần ăn” kiếm tiền phụ gia đình với công việc của người tiếp thị bia Sanmiguel. Sáu năm làm tiếp thị đã cho chị nhiều kinh nghiệm mời bia và chia sẻ cho lớp trẻ: “Khi khách mới vào quán mình phải nhìn mặt mới mời bia. Đàn ông mà em, vuốt ve vài cái là bán được à! Hồi mới vô làm chị cũng như mấy đứa, nhìn người ta làm sao bán được bia thì chị học theo”.
Chưa kịp nói hết câu chuyện lại có khách quen vô quán, chị C. nhanh chân nắm lấy chai bia tiến lại ôm cổ khách: “Anh... nay ủng hộ bia em nữa nha!”. Trước cách mời quá thân mật của chị ông khách không quên sờ tay lên cặp đùi của chị, miệng nói bâng quơ: “Khui đi em. Nay trông em múp nhỉ!”. Chị chỉ biết cười trừ đáp lại. Là khách quen nên C. cứ thế thản nhiên khui thêm chai phần mình để cụng ly mua vui cho khách nhậu.
Bàn bên cạnh, cô nàng tên Tuyết tiếp thị bia Saigon có vóc dáng mảnh khảnh cũng “tích cực” uống uống, cụng cụng với khách. Biết nhiều người ái ngại vì mình uống bia liên tục, Tuyết cười buồn thanh minh: “Khách mời mà mình không uống thì biết tiếp thị cho ai?"
Tuyết đang là học viên năm cuối của một trường trung cấp nghề. Là cô gái được sinh ra trong gia đình khá giả nhưng từ ngày bố qua đời vì tai nạn, bản thân cô phải tự mình đi làm nuôi sống bản thân, trang trải chi phí học hành. Dù biết nghề tiếp thị bia không ít lời dèm pha, Tuyết thổ lộ: “Công việc này phù hợp với giờ giấc để tôi tiếp tục duy trì việc học. Học ra trường rồi có thể kiếm được việc làm tốt hơn”. Nói xong Tuyết lại vội vàng lướt tới bàn khách quen đang chờ, tay đỡ ly bia, Tuyết ngửa cổ nhắm mắt tu một hơi dài đến cạn ly trước vẻ hài lòng của thực khách.
Say lảo đảo vì… chiều khách
Cô gái có cái tên Như Trang buồn buồn nét mặt chia sẻ: “Có khách để mời là được lắm rồi, tôi làm quán ở trong hẻm ít ai biết tới như quán Biển Xanh toàn phải tự khui ra uống, bỏ tiền túi để uống bia. Như thế còn có sản lượng mà báo cáo, chứ không có thì đâu được tính công ngày làm”.
Quán Biển Xanh mà cô nàng nhắc nằm tít trong con đường nhỏ nên luôn vắng khách, trong khi đó quán lại có tầm 4 loại bia đứng tiếp thị nơi đây. Khách vô quán toàn là khách có nhu cầu ngồi phòng lạnh và thích em tiếp thị nào thì lại gọi em ấy vô. Nếu nhân viên tiếp thị nào “may mắn” được gọi vào phòng, cùng ngồi cùng uống với khách, thì cô đó mới có sản lượng.
Các cô nhân viên tiếp thị bia đều thuộc nằm lòng kinh nghiệm: Quán đông thì phải uống bia khách mời, còn quán vắng khách thì phải tự khui bia uống, tự trả tiền, như thế mới đủ sản lượng. Các công ty bia thường ép sản lượng bán được vào doanh số để tính lương. Chẳng hạn như bia Sanmiguel ở quán N.P. (Q11, TP. HCM) các nhân viên phải bán được tối thiểu là 180 két/tháng, thì mới được nhận lương. Hãng bia Sagota thì mỗi nhân viên tiếp thị phải bán được ít nhất 1 thùng/ngày trong ba ngày thử việc, nếu không được kí hợp đồng với công ty. Vừa rồi, một cô nhân viên tiếp thị đã chăm chỉ đi làm cả tuần nhưng không đạt được chỉ tiêu, đã đôi co với người quản lý. Cuối cùng thì cô cũng không được hưởng đồng nào. Cô nàng tiếp thị chỉ biết mang ấm ức mà nghỉ việc, mong xin việc ở công ty bia khác có yêu cầu sản lượng thấp hơn.
Vậy nên, nhân viên tiếp thị bia lúc nào cũng phải chạy đua để bán, phải luôn chịu tâm lý quán không ký hợp đồng nhận bia nữa thì không còn chỗ làm, lương thấp chỉ tầm 2,6 triệu/ tháng…Nâng sản lượng thì đủ sống, còn vượt sản lượng thì các nhân viên cũng chỉ được một mức tiền thưởng bèo bọt: 8 ngàn đồng/két vượt mức chỉ tiêu…
Công việc tiếp thị bia đã giải quyết không ít việc làm cho những cô gái trẻ không bằng cấp, hay các nữ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Các công ty bia khi tuyển nhân viên tiếp thị thường có các khóa đào khoảng một tháng về các kỹ năng tiếp thị, học các nội quy – quy định khi mời khách uống bia. Song thực tế khi bước vô làm mới thấy hết “viễn cảnh”. Dù công ty có ra quy định tiếp thị không được uống bia với khách nhưng khách bắt uống thì phải làm sao? Có thể khước từ một, hai lần nhưng không thể mãi mãi vì một quán có tới hơn chục các loại bia cạnh tranh nhau.
Cho nên các chị em tiếp thị vẫn nói đùa với nhau: “Vì cuộc sống của chúng ta, chiều khách tí có làm sao!”. Chiều khách nghĩa là các cô chấp nhận cả “uống một chai thì hôn em một cái”. Các cô cứ choàng vai, bá cổ, cợt đùa cốt chỉ để vui lòng khách và bán được bia. “ước tính cứ mười bàn khách thì chỉ mời được 1-2 bàn, thậm chí chỉ mời lên được một chai bia cũng khó khăn với các vị khách khó tính. Họ tỏ ra khó chịu không thèm nói mà mình cứ mời có khi bị mắng nữa, thế nên mời được khách nào thì phải chiều tới số, thậm chí là gắp thức ăn đút cho khách, hôn khách như yêu cầu. Phải vui vẻ, phải uống mới mong bán được” - đó là lời chia sẻ của Châu Linh, một nhân viên tiếp thị bia tại Q. 1, TP. HCM
ông khách đầu đã ngả bạc đưa tay khều Châu Linh, vòng đôi tay nhăn nheo ôm eo, vỗ mông cô. Mặc dù vẻ khó chịu có chút lộ trên gương mặt trắng hồng đầy son phấn, Châu Linh vẫn gượng cười từ từ xin phép rời bàn để còn mời khách. Cô chỉ được rời đi khi đã cạn hết ly bia.
Anh Phong làm bảo vệ cho một quán ở Q.11 thì lắc đầu ngao ngán: “Mấy nhỏ tiếp thị uống bia khiếp lắm, ngày nào cũng thấy tụi nó bước thấp bước cao ra dắt xe về. Không thể nào biết tụi nó uống bao chai và bao loại bia ở cái quán này nữa. Mới đây có nhỏ tiếp thị uống đến ngất xỉu tại quán làm ai cũng một phen hú hồn...”. Các vụ té xe của các cô tiếp thị bia ở đây đã không còn xa lạ với nhân viên bảo vệ ở quán này.
Dù không muốn nhưng nhân viên tiếp thị bia vẫn phải chiều khách. Ảnh: Huyền Linh.
Những mối quan hệ “mờ ám” đằng sau ly bia
Theo những người trong nghề, không ít nhân viên chấp nhận “chiều khách” bằng việc cho số điện thoại, đi chơi cùng khách khi đã ngà ngà hơi men... Cô P. dắt tay ông khách đáng tuổi cha cô rời quán trước, bỏ mặc những cái nhìn bàn tán của nhiều người: “Nhỏ đó đang cặp bồ đấy! Vậy nên ông đó mới ngày nào cũng rủ bạn vô uống cho nó, nó bán được bia quá trời...”.
Cô nàng tên Mai Thanh may mắn có được vốn nhan sắc mặn mà trời phú nên ngay từ khi mới vào công ty bia phỏng vấn xin việc đã được quản lí tư vấn, xếp chỗ vào làm cho một quán bar ngay. Làm ở đây thì tiền bo cũng nhiều và lương cũng cao hơn nhờ khoản phụ cấp. Nghe đâu Mai Thanh là sinh viên năm hai của một trường đại học, cô nàng học nghành quản trị nhà hàng nên cũng có lắm đại gia vào đây mê mệt.
Lúc đầu chỉ từ những chai bia để mong kiếm sản lượng, có đồng lương trang trải thêm việc học nơi thành thị, về sau chính những đồng tiền kiếm được quá nhàn hạ khi chỉ uống bia với khách và nhảy cùng khách, cô nàng bắt đầu đua đòi và sành ăn chơi, việc học được gạt bỏ qua một bên. Cô nàng bắt đầu nghe theo chúng bạn dùng ma túy đá để giảm cân, giữ vóc dáng. Bạn bè gặp lại không nhận ra cô sinh viên xinh xắn Mai Thanh ngày nào nữa. Cách cô nàng cầm và uống bia, đi chơi với các “đại gia” quên giờ về khiến các bạn nữ thuê chung trọ đành phải ngán ngẩm chuyển chỗ ở khác.
Cuộc đời của Mai Thanh và bao cô nàng tiếp thị khác dễ sa ngã bởi tính chất của công việc và bởi men say rồi sẽ về đâu? Dù biết rằng không có nghề nào xấu tuy nhiên vì những chai bia đánh mất cuộc đời liệu có đáng không? 

Tin nổi bật