Mô hình công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến được ưu tiên lựa chọn khi kinh doanh trong thực tiễn hiện nay. Vậy, trong công ty cổ phần giám đốc có vai trò quan trọng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 162 Luật doanh nghiệp 2020 thì
“2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
e) Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
g) Tuyển dụng lao động;
h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định tại khoản này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.”
Với vai trò là người điều hành kinh doanh hàng ngày thì Giám đốc chính là người mặc định được thay mặt công ty ký hợp đồng, ký hóa đơn, ký các công văn, tài liệu gửi cho cơ quan nhà nước,...nên khi công ty cổ phần thay đổi giám đốc công ty sẽ phải đảm bảo những điều kiện sau:
Thứ nhất, công ty phải đảm bảo Giám đốc mới được bổ nhiệm đúng quy trình theo Luật doanh nghiệp 2020 để từ đó các giao dịch mà Giám đốc mới đại diện công ty giao kết không bị coi là không có đủ thẩm quyền đại diện, gây phương hại cho công ty.
Thứ hai, quy định về giám đốc là nội dung bắt buộc có trong điều lệ công ty cổ phần nên công ty phải thực hiện việc điều chỉnh điều lệ công ty phù hợp với nội dung thay đổi.
Thứ ba, công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm nội dung thay đổi giám đốc được công ty thông qua.
Thứ tư, giám đốc công ty phải có đủ năng lực, chuyên môn khi điều hành công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện, đồng thời không thuộc trường hợp cấm quản lý, điều hành doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
Thông thường các doanh nghiệp khi không có bộ phận pháp chế thường gặp thiếu sót trong việc kiện toàn hồ sơ nội dung doanh nghiệp khi có sự thay đổi giám đốc công ty. Điều này không làm doanh nghiệp bị cơ quan thuế xử phạt nhưng tiềm ẩn rủi ro dẫn đến tranh chấp nội bộ không đáng có. Do vậy chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói để vừa nhanh chóng hoàn thành việc xin cấp GCN đăng ký doanh nghiệp mới, vừa được luật sư trợ giúp kiện toàn hồ sơ nội bộ của công ty. Thông tin dịch vụ uy tín tại Luật Trí Nam quý vị có thể liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934345745 Email: hanoi@luattrinam.vn
Thu Hà