Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thay đổi giấy phép kinh doanh tại Hà Nội có gì mới năm 2021

(DS&PL) -

Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh giúp doanh nghiệp cập nhật lại nội dung giấy phép kinh doanh theo thông tin mới. Chúng tôi tổng hợp nhanh quy định về thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh năm 2021 để cộng đồng tham khảo.

Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh là một trong các thủ tục hành chính được ưu tiên áp dụng quy trình rút gọn theo chủ trương của thành phố Hà Nội trong kế hoạch tăng cường năng lực giải quyết thủ tục hành chính tại địa phương. Doanh nghiệp tại Hà Nội khi thay đổi giấy phép kinh doanh năm 2021 sẽ cần phải làm gì?

Thời điểm doanh nghiệp phải thay đổi giấy phép kinh doanh công ty là 10 ngày kể từ ngày một trong các nội dung thay đồi, bổ sung sau được doanh nghiệp thông qua:

1. Thay đổi tên công ty;

2. Thay đổi địa chỉ công ty;

3. Thay đổi vốn điều lệ công ty: Tăng vốn điều lệ công ty hoặc giảm vốn điều lệ công ty;

4. Thay đổi thông tin trên CMND/CCCD/Hộ chiếu về chủ sở hữu, cổ đông/thành viên góp vốn;

5. Thay đổi người đại diện pháp luật/thay đổi giám đốc;

6. Thay đổi thành viên/cổ đông góp vốn;

7. Thay đổi thông tin CMND của giám đốc công ty;

8. Thay đổi bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh;

9. Thay đổi những thông tin khác hiển thị trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh năm 2021 có rất nhiều cải tiến theo hướng đơn giản và thuận tiện, trong đó có 3 điểm mới nổi bật mà cộng động doanh nghiệp đăng đặc biệt quan tâm:

Thứ nhất, doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục nộp hồ sơ giấy dù thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh bằng chữ ký số công cộng hay tài khoản đăng ký kinh doanh thông thường. Có nhiều ý kiến trái chiều nói rằng ưu điểm này có thể đối diện với thực tế doanh nghiệp bị đối thủ, cá nhân tổ chức khác xâm hại bằng việc làm giả hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Theo góc nhìn của Luật gia tại Hà Nội thì quy định hiện hành là phù hợp với quy định chung của các nước trong khu vực và thực tiễn quản lý kinh doanh hiện nay.

Thứ hai, doanh nghiệp không phải đóng dấu lên hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh. Thực tế việc đóng dấu trên hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh đã được kiến nghị bỏ đi từ khi luật doanh nghiệp 2014 được ban hành. Tuy nhiên do lo ngại về việc gia tăng hành vi làm giả hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, gây thiệt hại cho doanh nghiệp nên đến thời điểm hiện tại mới được áp dụng triệt để.

Thứ ba, doanh nghiệp được đăng ký nhận kết quả (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản gốc) tại địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp mà không phải trực tiếp đến trung tâm hành chính công như trước kia. Điểm mới này ban đầu triển khai còn nhiều bất cập do năng lực của các đơn vị chuyển phát nhanh chưa đáp ứng, nhưng nó là xu thế cần duy trì và được cộng đồng doanh nghiệp tán thành.

Với vai trò công ty chuyên dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hà Nội, Luật sư Trí Nam thấy rằng các thay đổi trong thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh đã được cải tiến về cả quy trình triển khai lẫn yêu cầu về nội dung hồ sơ khai nộp. Điều này là rất cần thiết trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tích kiệm thời gian thực hiện thủ tục hành chính để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Sẽ còn nhiều đề xuất đang được xem xét, nhiều vấn đề cần hoàn thiện trong thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh. Nhưng với quyết tâm của chính phù và nhà nước, chúng tôi nghĩ sẽ có thời điểm thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh của Việt Nam sẽ thuận tiện và nhanh gọn ngang tầm với các nước trong khu vực.

Thu Hà

Tin nổi bật