Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thanh tra chính phủ điểm mặt nhiều ông lớn BĐS, "vạch" sai phạm hàng nghìn tỷ

(DS&PL) -

Theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ, có hàng loạt sai phạm trong quản lý dự án BĐS tại Hà Nội.

Năm 2017, có nhiều kết luận thanh tra về những sai phạm các dự án, chủ đầu tư và cơ quan quản lý trong lĩnh vực bất động sản (BĐS), xây dựng. Theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ, có hàng loạt sai phạm trong quản lý dự án BĐS tại Hà Nội.

Tạo cơ chế xin - cho, nhà đầu tư hưởng lợi, nhà nước thiệt hại

Cụ thể, công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng còn nhiều hạn chế, bất cập như chất lượng quy hoạch yếu, các bước quy hoạch chưa phù hợp với một số chỉ tiêu, phải điều chỉnh quy hoạch cục bộ nhiều lần, dẫn đến thay đổi về tầng cao, hệ số sử dụng đất, một số xây dựng…. mang tính tự phát, thiếu căn cứ khoa học cũng như thực tiễn.

 

Khu nhà ở Hoàng Hoa Thám, Ba Đình của Tổng công ty Viglacera nằm trong danh sách của Thanh tra Chính phủ - Ảnh: Việt Nam Net.

Kết luận thanh tra nêu: "Tình trạng này là hệ lụy khó xử lý tính tương quan giữa dân cư với hạ tầng và môi trường". 

Hơn nữa, có tình trạng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 không căn cứ vào quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt (số tầng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, nâng chiều cao tầng nhà….). Tình trạng này khá phổ biến ở các dự án đầu tư được thanh tra. Hậu quả là các dự án sau đầu tư đã góp phần phá vỡ quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt.

Tình trạng tùy tiện đó, theo Thanh tra Chính phủ, tạo ra cơ chế xin - cho, ảnh hưởng đến trật tự kỷ cương, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà nước. Nhưng các vi phạm đó dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi vì không phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất... do những điều chỉnh quy hoạch có lợi cho chủ đầu tư gây thất thu ngân sách Nhà nước, chỉ 9 dự án đã lên tới 205.950 triệu đồng. 

Các sai phạm này, theo Thanh tra Chính phủ, thuộc trách nhiệm Thường trực UBND thành phố Hà Nội và các Sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính và Chủ đầu tư.

Thất thu 6.000 tỷ: Điểm mặt nhiều “ông lớn” BĐS

Thanh tra Chính phủ chỉ ra sai phạm tại dự án do Vinaconex 2 làm chủ đầu tư tại khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ  - Ảnh: Việt Nam Net.

Tháng 11 vừa qua, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành Thông báo Kết luận số 2923 về việc quản lý đầu tư xây dựng một số Dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị của UBND TP Hà Nội, giai đoạn từ năm 2002-2014.

Qua thanh tra cho thấy việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 không căn cứ vào quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt (số tầng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, nâng chiều cao tầng nhà…). Những vi phạm trên làm lợi cho chủ đầu tư vì không phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do những điều chỉnh quy hoạch có lợi, gây thất thu ngân sách Nhà nước. Điều này dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi, trong khi ngân sách Nhà nước bị thất thu ước tính khoảng 6.000 tỷ đồng.

Trong danh sách các dự án, khu đô thị được Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra với đủ kiểu sai phạm, vi phạm, với nhiều gương mặt của những “ông lớn” trong giới BĐS hiện nay của Hà Nội.

Như dự án Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ do Cty Vinaconex2 (Vinaconex2) hợp tác với Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên. Dự án Khu nhà ở tại số 628 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình do Tông công ty Vigracera làm chủ đầu tư; Dự án thành phố Giao lưu do Cty CP Đầu tư xây dựng Quốc tế Vigeba làm chủ đầu tư; Khu đô thị Xa La của Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên; Dự án tòa nhà chung cư cao tầng có ký hiệu NO- 10 thuộc KĐT mới Dịch Vọng của Cty CP Tập đoàn Hà Đô; Cty CP Thanh Bình, chủ đầu tư dự án KĐT Dịch Vọng, Cty CP ĐTXD Hà Nội, chủ đầu tư dự án KĐT Trung Văn…

Hàng loạt ông lớn BĐS ở TP.HCM dính sai phạm về đất đai

Trong năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Kết luận thanh tra (số 1661/KLTTr-BTNMT) việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường tại TP.HCM. Trong 27 dự án thanh tra thì cả 27 dự án đều có sai phạm.

Theo kết luận thanh tra, Công ty Cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt bị chỉ tên chưa đóng tiền sử dụng đất đối với dự án River City. Dự án này còn nhiều vi phạm khác như: tiến độ thực hiện dự án chậm, không có biên bản bàn giao đất tai thực địa.

Khu dân cư phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 do Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Công ích làm chủ đầu tư bị nêu tên vì tiến độ thực hiện dự án chậm, một số công trình chưa xây dựng theo quy hoạch… Chậm tiến độ đến 5 năm là dự án khu nhà ở của Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn tại quận Gò Vấp. Dự án Khu dân cư Bình Trưng Đông - Cát Lái (quận 2) do Công ty cổ phần Eden làm chủ đầu tư có những sai phạm như giao đất cho các hộ nhận chuyển nhượng không có biên bản bàn giao…

Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Tiến Phát cũng có tên trong kết luận sai phạm với dự án khu căn hộ tại phường Thảo Điền, quận 2. Dự án này tiến độ thực hiện chậm đến 33 tháng. Chậm tiến độ đến 5 năm là dự án khu nhà ở của Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn tại quận Gò Vấp.

Quỹ Phát triển nhà ở TP.HCM cũng bị nêu tên chậm tiến độ tại dự án nhà ở cho người thu nhập thấp phường Hiệp Thành, quận 12. Dự án này được giao đất từ năm 2006, nhưng đến nay mới chỉ xây dựng hạ tầng…

Trong số các ông lớn bất động sản sai phạm còn có Công ty cổ phần Đức Khải. Doanh nghiệp này sai phạm tại dự án khu tái định cư phường Phú Mỹ, quận 7, do chưa bàn giao công viên cây xanh và các công trình công cộng cho ngành chức năng quản lý theo quy định, không có biên bản bàn giao đất tại thực địa.

Lộ sai phạm trong những dự án BT nghìn tỷ ở Hà Nội

Theo kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trên địa bàn Hà Nội của Thanh tra Chính phủ, UBND TP.Hà Nội đã để xảy ra sai phạm trong hàng loạt các dự án nghìn tỷ.

Hằng Thanh (T/h)


Tin nổi bật