Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thanh niên 18 tuổi đi cấp cứu vì thủng dạ dày, nguyên nhân từ một vật nhỏ bé cực quen thuộc

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Chủ quan cho rằng vật nhỏ bé này không gây hại cho cơ thể, thanh niên 18 tuổi phải nhập viện cấp cứu.

Sự việc xảy đến với chàng trai Luo Xiaogang (18 tuổi, tới từ Trung Quốc). Cụ thể, khoảng 19h30 ngày 27/7, Xiaogang lấy tăm xỉa răng sau khi ăn xong bữa tối. Trong lúc đang xỉa răng, Xiaogang thấy khát nên đã đi rót nước uống, không để ý đang ngậm tăm trong miệng. Hậu quả, chiếc tăm theo dòng nước trôi tuột xuống dạ dày.

Xiaogang lúc đó chủ quan cho rằng chiếc tăm tre nhỏ như vậy sẽ không gây ra tác hại gì. Thêm nữa, chiếc tăm đã trôi xuống dạ dày cùng nước và đồ ăn, sẽ sớm bị đẩy ra ngoài qua đường tiêu hóa. Theo dõi suốt tối hôm đó, Xiaogang không hề cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu, vì thế yên tâm lên giường đi ngủ.

Tình trạng bất thường bắt đầu xuất hiện vào sáng hôm sau, khi Xiaogang dùng xong bữa sáng. Chàng trai 18 tuổi cảm thấy ấm ách trong bụng, những cơn đau sau đó bắt đầu ập đến. Thế nhưng, mức độ đau lúc này vẫn khá nhẹ, trong khả năng chịu đựng nên Xiaogang không mấy để tâm.

Vô tình nuốt cây tăm vào trong dạ dày khi uống nước, thanh niên 18 tuổi phải nhập viện cấp cứu.

Tới chiều cùng ngày, cơn đau bụng bất ngờ trở nên dữ dội hơn. Xiaogang đau bụng tới mức quằn quại không chịu nổi, ngồi yên một chỗ cũng thấy vô cùng khó khăn. Thanh niên 18 tuổi sau đó đã được đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Trường Sa trực thuộc Đại học Nam Hoa (Trung Quốc).

Sau khi tiến hành chụp CT, bác sĩ phát hiện có một dị vật dài khoảng 5cm trong dạ dày của Xiaogang. Đáng chú ý, dị vật sắc nhọn nên đã tạo ra tổn thương nghiêm trọng đối với dạ dày, có dấu hiệu xuất huyết. Xiaogang ngay lập tức được bác sĩ sắp xếp phẫu thuật khẩn cấp để lấy dị vật ra.

Theo chia sẻ của bác sĩ Huang Shaobin, Phó trưởng khoa Khoa Cấp cứu, một cây tăm còn nguyên vẹn với 2 đầu rất nhọn và cứng đã được lấy ra khỏi dạ dày của Xiaogang. Bác sĩ Huang Shaobin cho biết, đường ruột có nhiều góc cong, gấp khúc, bởi vậy khả năng bài tiết cho 1 chiếc tăm như vậy là không thể.

Cũng theo vị bác sĩ này, chàng trai 18 tuổi ăn thêm khá nhiều đồ ăn sau khi chiếc tăm trôi xuống dạ dày. Việc đó dẫn đến tình trạng rối loạn nhu động ruột, áp lực khiến các đầu nhọn của tăm xuyên qua thành ống tiêu hóa, đâm ngày càng sâu hơn. Nếu không xử trí kịp thời thì sẽ dẫn tới những biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa tính mạng.

Cây tăm được các bác sĩ lấy ra khỏi dạ dày của chàng trai.

Liên quan tới vấn đề nói trên, bác sĩ CK2 Đinh Thu Oanh ở Bệnh viện Nhân Dân 115 cho hay, bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc dị vật, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Khi bị mắc dị vật, người bệnh nên giữ nguyên hiện trạng, tới ngay các cơ sở y tế để được can thiệp và điều trị đúng cách, không tự chữa ở nhà vì có thể khiến tình hình thêm nghiêm trọng hơn.

Một số tình huống, dị vật mà nhiều người thường nuốt phải là xương (xương cá, xương gà…) thường gặp ở người có thói quen ăn nhanh, vừa ăn vừa làm việc; viên thuốc còn nguyên vỏ; răng giả bị nuốt trôi khi ăn uống và thường gặp ở loại răng giả có thể tháo lắp, cây tăm, đồ chơi trẻ em, viên pin…

Theo bác sĩ Oanh, có 3 nhóm dị vật mà mọi người cần tới ngay các xơ sở y tế để được xử trí kịp thời:

- Dị vật sắc nhọn: Xương cá, kim loại, tăm tre, răng giả, viên thuốc còn nguyên vỏ. Phần đầu sắc nhọn có thể gây tổn thương , chảy máu, thủng đường tiêu hóa, nhiễm trùng gây nguy hiểm tới tính mạng.

- Dị vật gây độc như pin đèn: Pin đèn chứa các loại hóa chất khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt của đường tiêu hóa sẽ tạo ra chất gây bỏng niêm mạc và có thể gây thủng.

- Dị vật gây tắc nghẽn: Đối với nhóm dị vật này, Hội nội soi châu Âu khuyến cáo phải nội soi sớm trong 2 giờ đầu, chậm nhất là 6 giờ sau khi bị mắc dị vật.

Một số dị vât ít nguy hiểm hơn như các món đồ có dạng tròn bờ tù, nhỏ, không gây triệu chứng thì không cần nội soi để gắp ra, có thể theo dõi chờ dị vật ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Một số biện pháp để hạn chế việc nuốt phải dị vật:

- Không nên vừa ăn vừa nói chuyện, tiếp khách, nếu buộc phải làm vậy thì nên chọn các món ăn không có xương.

- Nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh chan canh vào cơm ăn cùng một lúc.

- Người già và trẻ nhỏ tránh thức ăn dai, gân, da, cần cắt nhỏ nấu mềm.

- Cẩn thận khi ăn các món thịt cá có lẫn xương mà chưa được lọc kỹ.

- Bỏ thói quen ngậm tăm sau khi ăn xong.

- Không cho trẻ em chơi các loại đồ chơi có kích thước nhỏ, để những vật dụng gây nguy hiểm như pin đèn xa tầm tay của trẻ.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật