Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thẩm quyền đặt biển báo giao thông thuộc về ai?

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Không phải cơ quan chức năng nào cũng có thể đặt biển báo giao thông trên những đoạn đường. Việc đặt biển báo giao thông phải được thực hiện đúng thẩm quyền.

Điểm b Khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

“Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý“.

Mà cũng theo Khoản 1 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:

- Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

- Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;

- Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý, còn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải lắp đặt biển báo hiệu trên hệ thống quốc lộ.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh mới có thẩm quyền quy định lắp biển báo hiệu giao thông cấm dừng, đỗ xe trên hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý của họ. (Ảnh: Pháp luật TP.HCM)

Các biển cấm dừng, đỗ xe do người dân tự ý đặt sẽ không có giá trị pháp lý. Đồng thời, người tham gia giao thông không cần phải tuân thủ biển báo hiệu này.

Bên cạnh đó, theo quy định pháp luật hiện nay, hành vi người dân tự quyết định đặt biển cấm dừng, đỗ xe chưa được quy định và chưa có cơ chế xử phạt cụ thể. Do đó người dân sẽ không vi phạm pháp luật và cũng không bị xử phạt nếu tự ý lắp biển báo hiệu giao thông.

Tuy nhiên, việc tự ý lắp biển báo hiệu có thể sẽ mang đến một số hệ lụy, như việc trở thành vật cản trên đường, làm ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Nếu không may người tham gia giao thông va vào biển báo này xảy ra tai nạn thì người lắp biển báo phải chịu trách nhiệm.

Từ đây cũng cho thấy việc nghiên cứu, thiết lập cơ chế xử phạt đối với những trường hợp tự ý lắp đặt biển báo hiệu giao thông là cần thiết. Nó sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi cho người tham gia giao thông và duy trì trật tự, an toàn giao thông, cảnh quan đô thị.

Tin nổi bật