Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thảm kịch máy bay khiến hàng không, du lịch Hàn Quốc điêu đứng, có cổ phiếu lao dốc không phanh

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Vận đen của Jeju Air lan sang ngành hàng không Hàn Quốc vì cổ phiếu của hai hãng bay lớn nhất xứ sở kim chi, cùng các hãng du lịch lao đao.

Như đã đưa tin, ngày 29/12, máy bay Boeing 737-800 do Jeju Air vận hành đã gặp nạn khi hạ cánh tại sân bay quốc tế Muan, tỉnh Nam Jeolla, cách thủ đô Seoul khoảng 290km. Khởi hành từ Bangkok (Thái Lan), chiếc máy bay này chở theo 175 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn.

Ngay sau vụ tai nạn, rất nhiều hành khách ban đầu có lịch bay với Jeju Air đã vội vã hủy vé.

Theo Jeju Air, số lượng vé bị hủy lên tới khoảng 68.000 trong khoảng thời gian từ 12h ngày 29/12 đến 13h ngày 30/12 (giờ Hàn Quốc). Hầu hết các chuyến bay bị hủy diễn ra sau 9h ngày 29/12 (giờ Hàn Quốc), thời điểm xảy ra vụ tai nạn.

Trong số 68.000 lượt hủy, có khoảng 33.000 vé cho các chuyến bay nội địa Hàn Quốc và khoảng 35.000 vé các chuyến bay quốc tế. Ngay sau sự cố, Jeju Air đã đóng trang đặt chỗ trên trang web.

Hiện trường vụ tai nạn máy bay thảm khốc ở Hàn Quốc khiến 179 người thiệt mạng. Ảnh: Xinhua

Không những vậy, mở cửa phiên giao dịch chứng khoán ngày 30/12, cổ phiếu Jeju Air giảm tới 15,7%, xuống thấp nhất kể từ khi hãng này niêm yết năm 2015. Hiện tại, mức giảm chỉ còn 8,4%. Cổ phiếu AK Holdings - công ty mẹ Jeju Air cũng hạ 12%, thấp nhất 16 năm.

Trước khi tai nạn xảy ra, Jeju Air là hãng bay chi phí thấp được khách hàng ưa thích nhất Hàn Quốc nhiều năm liền. Theo Chỉ số hài lòng của khách hàng Quốc gia (NCSI) của Trung tâm Năng suất Hàn Quốc, 2023 là năm thứ 5 mà Jeju Air đứng vị trí thứ nhất kể từ năm 2018.

Vận đen của Jeju Air lan sang ngành hàng không Hàn Quốc vì cổ phiếu của hai hãng bay lớn nhất xứ sở kim chi là Korean Airlines và Asiana Airlines trong ngày 30/12 cũng lần lượt giảm 1,3% và 0,8%. Cổ phiếu của hai hãng bay giá rẻ khác là Jin Air và T'way Air thì giảm nhẹ.

Giới chức tài chính Hàn Quốc cho biết tổng mức bồi thường cho các bên liên quan trong tai nạn của hãng hàng không Jeju Air khoảng 1,03 tỷ USD.

Bồi thường bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm sẽ do 5 công ty chi trả, gồm Samsung Fire & Marine Insurance, KB Insurance, DB Insurance, Meritz Fire & Marine Insurance và Hana Insurance. Mức trả cụ thể của từng công ty chưa được xác định.Các công ty bảo hiểm khẳng định sẽ bồi thường cho gia đình nạn nhân ngay khi xác minh được danh tính. Những người bị thương cũng được nhanh chóng thanh toán chi phí y tế.

Máy bay Jeju Air gặp nạn khiến cổ phiếu Jeju Air lao dốc. Ảnh:  BLB

Theo Yonhap, ngành du lịch Hàn Quốc đang theo dõi sát sao tình hình. Đồng thời, họ dự đoán thị trường sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng thêm khi sự lo lắng của du khách về an toàn hàng không tiếp tục tăng cao.

Ngoài Jeju Air, cổ phiếu của các công ty du lịch có liên quan khác cũng sụt giảm đáng kể. Đơn vị lữ hành nội địa như Very Good Tour, Hana Tour và Modetour cũng chứng kiến giá cổ phiếu giảm lần lượt 5,59%, 2,16% và 0,72%.

Nếu không có sự vụ đáng tiếc của Jeju Air, giá cổ phiếu của 3 công ty trên dự kiến sẽ tăng đột biến trong dịp Tết Dương lịch sắp tới.

Giới chức Hàn Quốc đang tìm nguyên nhân vụ tai nạn hôm 29/12. Nếu do lỗi càng đáp liên quan tới máy bay Boeing hoặc liên quan tới hoạt động bảo trì bảo dưỡng thì Jeju Air có thể lún sâu vào khủng hoảng. Còn nếu là yếu tố khách quan như va chạm với chim như một số ý kiến thì ảnh hưởng sẽ nhẹ hơn. 

Nhà phân tích thị trường Choi Go-woon từ Công ty TNHH Đầu tư và Chứng khoán Hàn Quốc (Korea Investment & Securities - KIS) cho rằng các nhà chức trách có thể mất ít nhất 6 tháng đến một năm để xác định nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn.

Mất ít nhất 6 tháng đến một năm để xác định nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn. Ảnh: BLB

"Thảm kịch gần đây, kết hợp với tình hình chính trị và kinh tế trong nước không ổn định, dự kiến ​​sẽ tác động đáng kể đến nhu cầu đi lại bằng đường hàng không", ông Choi nói. "Dự báo lợi nhuận ngắn hạn không còn là hướng dẫn có ý nghĩa cho các quyết định đầu tư trong lĩnh vực hàng không nữa".

Trong giai đoạn đó, các hãng hàng không phải xây dựng chiến lược củng cố niềm tin của khách hàng. Trong tương lai, ngành công nghiệp phải tập trung vào việc tăng cường các biện pháp an toàn.

Boeing 737-800 là một trong 4 biến thể chính của dòng 737 Next Generation, được khai thác từ năm 1997. Đây là phiên bản thế hệ thứ ba của dòng Boeing 737, một trong những máy bay chở khách phổ biến nhất thế giới.

Tin nổi bật