Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tết ông Công ông Táo năm nay rơi vào thứ mấy?

(DS&PL) -

Sắp đến ngày 23 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa biết Tết ông Công ông Táo năm nay rơi vào thứ mấy?

Sắp đến ngày 23 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa biết Tết ông Công ông Táo năm nay rơi vào thứ mấy?

Tết ông Công ông Táo năm nay rơi vào thứ mấy?

Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch) các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn đưa Táo quân về trời.

Tục lệ này đã có từ xa xưa dựa theo những truyền thuyết được dân gian lưu truyền.

Như vậy, Tết ông Công ông Táo năm nay rơi vào thứ Hai, ngày 28/1/2019.

Ông Công ông Táo năm nay rơi vào thứ mấy?

Lễ vật cúng Táo quân gồm những gì?

Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà. Ở mỗi miền lễ vật cũng có khác. Ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước với ngụ ý rằng "cá hóa long" - cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Ngoài các lễ vật chính này, các gia đình thường làm thêm lễ mặn hoặc lễ cúng chay để tiễn Táo quân. Lễ mặn với xôi, gà, các món nấu nấm, măng... Lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa rồi tạ lễ, hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để “chở” các Táo lên chầu Trời.

Mâm cỗ cúng Táo quân - Ảnh: Minh họa

Giờ nào đẹp nhất để tiễn Táo quân về chầu trời?

Lễ cúng ông Công ông Táo tốt nhất là trong khoảng thời gian tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp âm lịch.

Theo quan niệm dân gian, giờ đẹp nhất để cung tiễn Táo quân về trời là giờ Ngọ (từ 11 – 13h) tức giờ Long Mã, giờ Ngọ hóa Rồng và đó cũng là giờ chư Phật thụ lộc.

Quỳnh Chi  (T/h)

Tin nổi bật