Cách đây không lâu, một đoạn video ghi cảnh tên lửa không đối không cố gắng đánh chặn tên lửa hành trình của Nga xuất hiện trên mạng. Theo tài khoản Telegram Military Observer, đoạn video này do người dân Ukraine ghi lại, nhiều khả năng là bằng điện thoại di động.
Military Observer khẳng định, tên lửa bị đuổi theo là tên lửa hành trình Kh-101 của Nga. Ngay sau đó, một tên lửa khác được cho là tên lửa không đối không do máy bay chiến đấu Ukraine phóng ra có thể được nhìn thấy đang truy đuổi Kh-101.
Thời gian và địa điểm chính xác diễn ra vụ việc đều không được tiết lộ. Ngoài ra, không rõ liệu tên lửa không đối không có thể đánh chặn thành công tên lửa hành trình Kh-101 hay không.
Đoạn video cũng không cho thấy cụ thể loại máy bay chiến đấu của Ukraine đã phóng tên lửa không đối không. Được biết, Kiev vận hành 3 loại máy bay chiến đấu, gồm máy bay tấn công Su-25, máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27.
Video cho thấy tên lửa không đối không đuổi theo tên lửa hành trình Kh-101.
Tên lửa không đối không
Một trong những loại tên lửa chính được Lực lượng Không quân Ukraine sử dụng là R-27, còn được gọi là AA-10 Alamo. Tên lửa R-73 hoặc AA-11 Archer là loại tên lửa không đối không thường được sử dụng khác.
Loại tên lửa tầm ngắn này được biết đến với khả năng cơ động cao và nhắm mục tiêu hồng ngoại, tỏ ra hiệu quả trong các tình huống cận chiến. Tên lửa thường được sử dụng bởi các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27.
Ngoài ra, Lực lượng Không quân Ukraine còn sử dụng tên lửa P-60 (AA-8 Aphid) và tên lửa R-77 (AA-12 Adder). Những tên lửa này do Liên Xô sản xuất và có thể đã được Lực lượng Không quân Ukraine sử dụng trong một thời gian khá dài.
Trong khi đó, AIM-120 AMRAAM là tên lửa không đối không mà phương Tây cung cấp cho Ukraine dưới dạng viện trợ hàng không quân sự. Việc chuyển giao tên lửa này cho Kiev đã bắt đầu ngay từ năm 2022.
Thử thách vào thời điểm đó là tích hợp tên lửa AIM-120 AMRAAM dưới cánh và sự chỉ huy của các máy bay chiến đấu Liên Xô. Ngay sau khi chuyển giao, với sự hỗ trợ của các kỹ sư phương Tây và Ba Lan, tên lửa đã được tích hợp, giúp MiG-29 và Su-27 sử dụng hiệu quả loại vũ khí này.
Tên lửa AGM-88 HARM của Mỹ cũng được tích hợp thành công nhưng đây là tên lửa chống radar và khả năng hạ gục tên lửa hành trình Kh-101 của vũ khí này gần như bằng 0.
Tên lửa hành trình Kh-101
Loại tên lửa hành trình này được Lực lượng Không quân Nga sử dụng khá thường xuyên. Kh-101 ban đầu đặt ra thách thức đáng kể đối với phòng không Ukraine nhưng theo thời gian, phía Kiev đã tìm ra cách đánh chặn thành công mẫu tên lửa này.
Báo cáo đầu tiên về việc tên lửa Kh-101 bị bắn rơi được đưa ra vào tháng 4/2022. Ông Sergey Borzov - người đứng đầu Cơ quan quản lý quân sự khu vực Vinnytsia cho hay, tên lửa đã bị đánh chặn bởi một khẩu súng máy thông thường. Theo ông Borzov, vì tên lửa này bay ở độ cao rất thấp nên dễ bị tấn công bởi những loại vũ khí thô sơ.
Trái ngược hoàn toàn với vụ việc hồi tháng 4/2022, một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn được không quân Nga thực hiện nhằm vào các mục tiêu của Ukraine hôm 24/3/2024.
Đêm 23/2, rạng sáng 24/2, lực lượng Nga đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, với các mục tiêu chính nằm ở phía Nam và phía Tây Ukraine.
Lực lượng không quân Ukraine hôm 24/3 cho biết, lực lượng Nga đã phòng 29 tên lửa Kh-101/Kh-555 từ máy bay chiến lược Tu-95MS, cùng với 28 máy bay không người lái (UAV) Shahed-136/131 từ Primorsko-Akhtarsk, Krasnodar Krai và Mũi Chauda ở Crimea.
Lực lượng phòng không Nga đã đánh chặn 18 tên lửa Kh-101/555 và 25 UAV Shahed trên các khu vực Dnepropetrovsk, Kherson, Mykolaiv, Odesa, Sumy, Kyiv, Volyn và Lviv.
Ngay từ những ngày đầu xung đột, quân đội Nga chủ yếu sử dụng tên lửa hành trình Kalibr được triển khai từ các tàu biển. Tuy nhiên, Kalibr hiện tại được thay thế hoàn toàn bằng tên lửa hành trình phóng từ trên không chiến lược Kh-101.
Hạn chế chính trong sản xuất cả hai loại tên lửa nói trên là bộ phận truyền động bởi Kalibr và Kh-101 đều sử dụng động cơ TRDD-50. Thế nhưng, tên lửa Kalibr phải đáp ứng yêu cầu lắp vừa ống phóng ngư lôi 533mm của tàu ngầm. Điều này hạn chế phần nào kích thước của Kalibr so với tên lửa Kh-101 có đường kính 742mm.
Việc đó dẫn đến trọng lượng bay của tên lửa Kalibr thấp hơn (1.770kg), so với con số 2.300kg đối với tên lửa Kh-101. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu suất bay tối ưu, Kh-101 có sải cánh tăng lên so với Kalibr, với số đo tương ứng là 4m và 3,1m.
Tên lửa hành trình Kh-101 của Nga.
Một yếu tố quan trong khác cần xem xét là việc được phóng từ máy bay. Tên lửa khi được phóng từ máy bay có tốc độ ban đầu khá cao, không cần sử dụng nhiên liệu để tăng tốc ban đầu.
Tên lửa Kalibr mang theo 560 kg nhiên liệu, còn tên lửa Kh-101 mang theo 1.250 kg ở phiên bản cơ sở. Mặc dù hai tên lửa tương tự nhau nhưng có sự chênh lệch đáng kể về tầm bay, cụ thể là 5.500 km đối với Kh-101 và 2.000-2.500 km đối với Kalibr.
Theo Bulgarian Military, tên lửa Kh-101 có chiểu dài 7.45m, đường kính 0,77m và sải cánh khoảng 3m. Tuy kích thước nhỏ nhưng vũ khí này sử dụng công nghệ tàng hình nhằm giảm thiểu tiết diện radar, khiến nó khó bị phát hiện.
Với hệ thống dẫn đường tiên tiến, tên lửa Kh-101 sử dụng kết hợp dẫn đường quán tính. Định vị vệ tinh và khớp đường viền địa hình để tấn công các mục tiêu một cách chính xác.
Tên lửa Kh-101 sử dụng động cơ phản lực cánh quạt để tạo lực đẩy. Loại động cơ này được biết đến với tính hiệu quả và độ tin cậy, góp phần nâng cao tầm hoạt động xa của tên lửa.
Một trong những đặc điểm ấn tượng nhất của Kh-101 là tầm hoạt động. Với khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách lên đến 3.00km, máy bay có thể phóng Kh-101 từ khoảng cách an toàn. Khả năng tầm xa này đã mang đến cho tên lửa một lợi thế chiến lược.
Bên cạnh đó, tên lửa hành trình Kh-101 mang đầu đạn thông thường với trọng lượng khoảng 400kg. Được thiết kế để tấn công chính xác, mẫu tên lửa này trở thành công cụ hiệu quả để vô hiệu hóa các mục tiêu có giá trị cao.