Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tên lửa "sát thủ tàu sân bay" của Trung Quốc lợi hại thế nào?

(DS&PL) -

DF-21D và DF-26 là 2 mẫu tên lửa của Trung Quốc sản xuất, có sức đe dọa đối với các tàu sân bay Mỹ, bởi vậy chúng được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay".

DF-21D và DF-26 là 2 mẫu tên lửa của Trung Quốc sản xuất, có sức đe dọa đối với các tàu sân bay Mỹ, bởi vậy chúng được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay".

Trong kho vũ khí của mình, Bắc Kinh đã gây chú ý với bộ đôi DF-21D và DF-26. Đây là 2 mẫu tên lửa có sức đe dọa lớn đối với các tàu sân bay Mỹ và được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay".

Theo SCMP, tên lửa lưỡng năng DF-26 vốn là một loại vũ khí từng bị cấm bởi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung do Mỹ và Liên Xô ký kết vào cuối Chiến tranh Lạnh. Việc Trung Quốc triển khai các loại vũ khí như vậy đã trở thành lý do được Mỹ viện dẫn cho quyết định rút khỏi hiệp ước hạt nhân. 

Được biết, DF-26 có tầm bắn lên tới 4.000km và có thể được triển khai trong các cuộc tấn công hạt nhân hoặc tấn công thường đối với các mục tiêu trên mặt đất hoặc mục tiêu hải quân. 

Trong khi đó, DF-21D, với tầm bắn khoảng 1.800km, được truyền thông Trung Quốc dành lời ngợi khen đặc biệt là tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất thuộc dòng DF-21. Ngoài ra, DF-21D còn được khẳng định là tên lửa diệt hạm đầu tiên trên thế giới.

Dưới đây là thông tin chi tiết về 2 dòng tên lửa này

Tên lửa đạn đạo DF-26

Được thiết kế bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC), DF-26 IRBM lần đầu tiên được công bố công khai trong cuộc duyệt binh vào tháng 9/2015 ở Bắc Kinh. Theo đó, Trung Quốc đã tuyên bố DF-26 có khả năng "thổi bay" cả hòn đảo Guam của Mỹ bởi vậy, tên lửa này được mệnh danh là "sát thủ Guam". 

Tên lửa DF-26 trong cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP

Một trong những điểm đặc biệt nhất của tên lửa DF-26 là "thiết kế mô-đun" với khả năng thay đổi đầu đạn. Cụ thể, tên lửa lưỡng năng DF-26 có thể vừa mang đầu đạn hạt nhân lẫn đầu đạn thông thường. Tính năng này giúp "sát thủ Guam" chuyển đổi nhanh chóng từ vũ  khí thông thường thành vũ khí hạt nhân, và ngược lại. 

Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc không có quá nhiều, bởi vậy khả năng thay đổi đầu đạn có thể biến DF-26 thành một tên lửa tầm trung "đáng gờm" vừa có khả năng răn đe vừa có thể phản công hạt nhân.

Tên lửa DF-26 là tên lửa di động tầm trung, với một biến thể "diệt hạm" đang được phát triển. Theo các nguồn tin Trung Quốc, tên lửa này có chiều dài 14 m, đường kính 1,4 m và trọng lượng phóng 20.000 kg.

Tên lửa đạn đạo DF-21D

Giống với DF-26, tên lửa DF-21D cũng là loại tên lửa di động tầm trung của Trung Quốc. Theo đó, DF-21D là một biến thể của DF-21 với khả năng tấn công chiến hạm với biệt danh "sát thủ tàu sân bay". 

"Sát thủ diệt tàu sân bay" DF-21D. Ảnh: Reuters

Đầu đạn của DF-21D có khả năng cơ động và độ chính xác trong vòng bán kính 20m. DF-21D đã được đưa vào sử dụng cùng một biến thể khác là DF-21C vào năm 2006. 

Năm 2017, DF-21D đã được đem ra thử nghiệm tấn công nhằm vào các mục tiêu tàu lớn tương đương một tàu sân bay Mỹ và cho kết quả khả quan.

Việc sử dụng tên lửa DF-21D để đánh chìm một tàu sân bay có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Nếu một loại tên lửa như DF-21D có thể hạ gục một tàu sân bay của Mỹ, thì quyền lực và tầm ảnh hưởng của Washington ngoài vùng biển có thể bị sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, dù được phát triển với mục tiêu này, DF-21D vẫn chưa trở thành một mối đe dọa thật sự đối với quân đội các quốc gia khác.

Các chuyên gia nhận định, tàu sân bay là một mục tiêu động trong khi DF-21D hiện nay chỉ có thể tấn công mục tiêu tĩnh, bởi vậy khả năng tiêu diệt một tàu sân bay đang di chuyển của "sát thủ diệt hạm" không hề lớn.

Minh Hạnh (Theo Missile Threat)

Tin nổi bật