Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Cá mập bay" J-15, mẫu hạm chủ lực của Trung Quốc gặp nhiều sự cố

(DS&PL) -

Do tốc độ phát triển không được nhanh và xảy ra nhiều tai nạn, J-15 đã khiến Trung Quốc phải phát triển một tiêm kích hạm thay thế.

Do tốc độ phát triển không được nhanh và xảy ra nhiều tai nạn, J-15 đã khiến Trung Quốc phải phát triển một tiêm kích hạm thay thế.

Hồi tháng 3/2020, quân đội Trung Quốc xác nhận một chiến đấu cơ trên biển đã bị rơi khi đang tập huấn gần đảo Hải Nam, khiến hai thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Mặc dù Bắc Kinh không tiết lộ mẫu chiến đấu cơ bị rơi, nhưng các nhà phân tích phương Tây cho rằng đây có thể là J-15, một tiêm kích hạm có biệt danh là "Flying Hai" của hải quân Trung Quốc, theo News Rep.

Ảnh minh họa. Nguồn: Military News.

Không quân Trung Quốc vận hành nhiều biến thể của J-15, bao gồm cả chiến đấu cơ một chỗ ngồi. Tuy nhiên, các lực lượng vũ trang đã tiết lộ các phiên bản 2 chỗ ngồi của J-15S để huấn luyện và J-15D để tác chiến điện tử.

Dòng J-15 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc tiếp nhận. Hãng sản xuất máy bay AVIC đã lấy cảm hứng từ chiến hạm Su-33 của Liên Xô sau khi Trung Quốc mua nguyên mẫu thử nghiệm chưa hoàn thiện có tên T-10K-3 từ Ukraine vào năm 2001. Máy bay được trang bị hệ thống điện tử, ngoài ra radar, động cơ và vũ khí do chính Bắc Kinh phát triển.

Ảnh minh họa. Nguồn: National Interest. 

"Trung Quốc quyết định tiết kiệm tiền bằng cách mua T-10K-3, thay vì đặt hàng số lượng lớn Su-33 với giấy phép sản xuất của Nga, quá trình phát triển J-15 dài hơn và tốn kém hơn đã được thực hiện và loại máy bay này cũng có giá thành thấp", theo nhà phân tích quân sự Vasily Kashin đánh giá.

Dòng J-15 được sản xuất hàng loạt và được đưa vào biên chế của hải quân Trung Quốc từ năm 2013, với kỳ vọng trở thành mẫu hạm chủ lực cho các hoạt động tác chiến trên tàu bay tương lai của quốc gia này.

Đến năm 2019, tại Trung Quốc có khoảng 20 chiếc J-15 được chế tạo. Ngoài ra, dòng tiêm kích này thường gặp sự cố, gây thương vong lớn cho lực lượng phòng không hải quân Trung Quốc.

Ảnh minh họa. Nguồn: Business Insider.

Trước vụ tai nạn máy bay ngày 12/3/2019, phi đội J-15 đã gặp ít nhất 4 vụ tai nạn lớn do trục trặc kỹ thuật, khiến một phi công thiệt mạng và nhiều người bị thương. Tháng 4/2016, phi công 29 tuổi Zhang Chao thiệt mạng khi đang cố cứu một chiếc tiêm kích J-15 bị hỏng để huấn luyện hàng không mẫu hạm. Vào 3 tuần sau, phi công Cao Xianjian bị thương nặng khi gặp sự cố tương tự với một chiếc J-15 khác.

Những vụ tai nạn này khiến hải quân Trung Quốc phải cấm toàn bộ hạm đội J-15 trong 3 tháng và kêu gọi điều tra. Trung tướng Zhang Honghe, Phó Tư lệnh Không quân Trung Quốc, cũng thừa nhận rằng Bắc Kinh đang phát triển một chiếc J-15 trên hạm thay thế.

"J-15 bộc lộ nhiều vấn đề, trong đó hệ thống điều khiển bay không ổn định là yếu tố chính dẫn đến hai vụ tai nạn đã được công bố: các chuyên gia ban đầu không thừa nhận đó là lỗi thiết kế cho đến khi phi công giàu kinh nghiệm Cao Xianjian gặp sự cố tương tự", thông tin được tiết lộ từ một nguồn không tên.

Độ tin cậy của động cơ WS-10H trên J-15 vẫn chưa được chứng minh, đặc biệt nếu vẫn còn vấn đề về chế tạo động cơ ở Bắc Kinh. Nhiều chiếc J-15 vẫn sử dụng động cơ AL-31F của Nga cho máy bay chiến đấu Su-27.

Bích Thảo (Theo News Beezer)

Tin nổi bật