Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lý giải việc vũ khí Trung Quốc tại Trung Đông khiến Israel "đứng ngồi không yên"

(DS&PL) -

Hầu hết vũ khí Trung Quốc xuất khẩu tới Trung Đông chưa được triển khai rộng rãi trên thế giới, khiến quân đội Israel khó khăn trong việc nhận dạng và đối phó.

Hầu hết vũ khí Trung Quốc xuất khẩu tới Trung Đông chưa được triển khai rộng rãi trên thế giới. Điều này khiến quân đội Israel gặp nhiều khó khăn trong việc nhận dạng và đối phó.

Tên lửa C-802 Trung Quốc trong một đợt tập trận của Iran. Ảnh: Fars News.

Gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu cố gắng bảo vệ lợi ích của mình ở Trung Đông và người dân ở nơi đây đang chứng kiến ​​tác động của cường quốc châu Á trên bàn cờ khu vực, mặc dù điều này còn khá hạn chế - Shehab Al-Makahleh, giám đốc trung tâm Truyền thông Địa chiến lược, nhận định.

Bên cạnh tăng cường đầu tư và thương mại, Trung Quốc cũng chú trọng hoạt động xuất khẩu vũ khí tới khu vực, động thái khiến Israel có nhiều lý do để lo ngại, theo Middle East Monitor.

Trung Quốc hiện tại đã dần bắt kịp ngành công nghiệp vũ khí Nga và phương Tây trong một số lĩnh vực. Các tên lửa nội địa và xuất khẩu của Trung Quốc được cải tiến đáng kể, trong đó hầu hết tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình đều có hiệu suất tương đương các sản phẩm của Nga và phương Tây.

Các cuộc xung đột ở Trung Đông khiến nhu cầu nhập khẩu vũ khí tăng mạnh. Vũ khí Trung Quốc ngày càng hấp dẫn khách hàng trong khu vực nhờ mức giá rẻ và không kèm theo các điều kiện ràng buộc.

Chuyên gia Yoram Evron tại Viện nghiên cứu An ninh Quốc gia (INSS) của Israel cho rằng việc Bắc Kinh tăng cường xuất khẩu vũ khí sang Trung Đông sẽ đặt ra thách thức lớn với Tel Aviv.

Một trong những khách hàng lớn của Trung Quốc là Iran, quốc gia thường xuyên đối đầu với Israel. Tehran nhiều lần bị cáo buộc chuyển vũ khí cho những nhóm vũ trang có quan điểm chống Tel Aviv như Hezbollah và Hamas.

Hầu hết vũ khí Trung Quốc xuất khẩu tới Trung Đông được phát triển từ phiên bản nội địa, chưa được triển khai rộng rãi trên thế giới, khiến quân đội Israel gặp nhiều khó khăn trong việc nhận dạng và đối phó với chúng.

Trong cuộc chiến Lebanon năm 2006, lực lượng Hezbollah đã phóng một tên lửa diệt hạm được cho là mẫu C-802 Trung Quốc và làm hư hại nặng tàu hộ vệ INS Hanit của Israel.

Trung Quốc đang tăng cường xuất khẩu khí tài trong các lĩnh vực Israel có ưu thế như máy bay không người lái. Tel Aviv có thể vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt trong việc xuất khẩu vũ khí, trong đó có nhiều thị trường màu mỡ như Arab Saudi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Ai Cập.

"Israel cần cố gắng mở các kênh đối thoại với Trung Quốc trong vấn đề xuất khẩu vũ khí sang Trung Đông. Họ có thể bày tỏ quan điểm và lo ngại của mình, giảm thiểu rủi ro có thể phải đối mặt trong tương lai", chuyên gia Evron nhấn mạnh.

Trung Đông - Mắt bão địa chính trị

Trung Đông đã trở thành điểm nóng của cả thế giới sau Thế chiến II.

Sự ổn định ở Trung Đông là một vấn đề toàn cầu vì những tác động của nó vượt ra ngoài biên giới của khu vực vì nhiều lý do.

Thứ nhất, khu vực này là một trong những nơi giàu nhất về tài nguyên thiên nhiên. Trung Đông là nhà cung cấp năng lượng lớn và là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu. Thứ hai, khu vực này là trung tâm của các mối đe dọa an ninh toàn cầu do nhiều cuộc chiến tranh và xung đột, mà giải pháp tại đây chính là điều cũng tạo nên sự ổn định cho mọi quốc gia.

Thứ ba, sự bế tắc trong tiến trình hòa bình ở Trung Đông liên quan đến người Israel và người Palestine đã làm phiền nhiều quốc gia trong khu vực và cuộc xung đột giữa họ làm mất đi tiềm năng tài chính và kinh tế.

Thứ tư, chương trình hạt nhân của Iran, được phát triển vào năm 2002, được coi là mối đe dọa đối với an ninh khu vực. Những thách thức như vậy không chỉ là vấn đề quan ngại đối với các nguồn cung cấp năng lượng mà còn dẫn tới các nỗ lực toàn cầu chống lại sự phổ biến của vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Từ những năm 1970, đã có một phong trào phát triển ở Trung Đông tìm kiếm sự thay đổi trong trật tự thế giới. Nó bắt đầu với cuộc Cách mạng Iran năm 1979, Chiến tranh Iran-Iraq, sự trỗi dậy của các nhóm khủng bố và cuộc chiến chống khủng bố.

Những vấn đề như vậy đã thúc đẩy các cuộc xung đột khu vực và có sự phân nhánh kiến ​​tạo ở các nước châu Á, châu Phi và châu Âu do sự gần gũi của các lục địa này với Trung Đông. Các vấn đề ở Trung Đông được đưa ra trên phạm vi toàn cầu vì khu vực này ảnh hưởng đến cả các vấn đề trong nước và quốc tế của rất nhiều quốc gia, bao gồm cả những thế lực lớn như Mỹ và châu Âu.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật