Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tên lửa “không thể đánh chặn” Oreshnik của Nga sẽ được triển khai tại Belarus

  • Đinh Kim (Theo TASS, RT)
(DS&PL) -

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko từng cho hay nước này có khoảng 30 địa điểm có thể triển khai tên lửa tầm trung siêu thanh Oreshnik.

Chia sẻ với TASS vào ngày 4/2, ông Alexey Polishchuk – Vụ trưởng Vụ thứ hai về Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) của Bộ Ngoại giao Nga cho biết hệ thống tên lửa tầm trung siêu thanh Oreshnik của nước này sẽ được triển khai tại Belarus theo thỏa thuận trước đó giữa tổng thống hai nước.

“Theo các nghĩa vụ đồng minh được nêu trong Khái niệm An ninh của Nhà nước Liên minh và Thỏa thuận song phương giữa hai nước về các đảm bảo an ninh năm 2024, Nga sẵn sàng cung cấp cho Minsk sự hỗ trợ cần thiết và thực hiện các bước nhằm bảo vệ không gian phòng thủ chung”, ông Polishchuk chia sẻ.

Tên lửa Oreshnik có thể mang nhiều đầu đạn, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân. Ảnh: The Defense News/TTXVN

Trước đó, vào cuối tháng 1, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố rằng hệ thống tên lửa tầm trung siêu thanh Oreshnik của Nga sẽ được triển khai tại nước này vào "bất kỳ ngày nào". Việc lựa chọn địa điểm triển khai dựa trên các thông số kỹ thuật của Oreshnik.

Theo Tổng thống Belarus, hệ thống này có khả năng được đặt trên lãnh thổ có Belarus, gần thành phố Smolensk hơn. Được biết, thành phố Smolensk của Nga nằm cách biên giới Belarus khoảng 60km về phía Đông.

Sau cuộc họp Hội đồng Nhà nước tối cao của Nhà nước Liên minh ở Minsk vào ngày 6/12/2024, nhà lãnh đạo Belarus cũng cho biết ông đã đề nghị Tổng thống Putin triển khai tên lửa Oreshnik trên lãnh thổ nước này.

Theo Tổng thống Putin, việc chuyển giao tên lửa có thể được thực hiện vào nửa cuối năm 2025. Sau đó, Tổng thống Lukashenko cho hay Belarus có khoảng 30 địa điểm có thể triển khai tên lửa tầm trung siêu thanh này.

Về tên lửa Oreshnik, RT cho biết vũ khí này có thể mang nhiều đầu đạn, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân. Oreshnik đã được sử dụng để tấn công cơ sở công nghiệp quân sự Yuzhmash của Ukraine tại thành phố Dnepr hồi tháng 11/2024.

Vũ khí này trước đây được giữ bí mật hoàn toàn nhưng đã được triển khai nhằm đáp trả các cuộc tấn công của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa do nước ngoài sản xuất – động thái mà Moscow đã nhiều lần cảnh báo mạnh mẽ.

Cuối tháng 12/2024, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết cuộc tấn công bằng tên lửa Oreshnik cũng là phản ứng trước việc Mỹ triển khai tên lửa tầm trung tới châu Âu.

Bình luận về cuộc tấn công, Tổng thống Putin cho hay đầu đạn Oreshnik di chuyển với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh và không hệ thống phòng không hiện có nào đánh chặn được.

Tin nổi bật