Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tên lửa chống hạm siêu vượt âm Tsirkon bất khả chiến bại của Nga

(DS&PL) -

Tên lửa chống hạm siêu vượt âm Tsirkon của Nga nhanh gấp 8 lần tốc độ âm thanh, được cho là bất khả chiến bại, chưa có đối thủ xứng tầm trên thế giới.

Tên lửa chống hạm siêu vượt âm Tsirkon của Nga nhanh gấp 8 lần tốc độ âm thanh, được cho là bất khả chiến bại, chưa có đối thủ xứng tầm trên thế giới.

Nga phóng thành công tên lửa chống hạm vượt siêu vượt âm 3M22 Tsirkon. Ảnh: Getty

Nga đã phóng thử thành công tên lửa chống hạm siêu vượt âm 3M22 Tsirkon. Các chuyên gia khẳng định Tsirkon đã đạt đến vận tốc March 8 và sẽ tiếp tục được thử nghiệm thêm nhiều lần cho đến khi đạt March 10. Thế hệ tên lửa này là niềm tự hào của Nga vì Bộ Quốc phòng khẳng định đây là loại vũ khí chưa có đối thủ.

3M22 Tsirkon được phát triển bởi Hiệp hội nghiên cứu sản xuất và chế tạo máy ở Nga từ năm 2011 và lần đầu phóng thử vào năm 2015. Tsirkon là tên lửa diệt hạm, có tầm bắn 500km và tốc độ gấp 8 lần âm thanh (tương đương 9.900km/h), đủ khả năng tiêu diệt các mục tiêu hải quân có tốc độ siêu âm khác.

Đến năm 2016, trong buổi công bố kế hoạch nâng cấp siêu tàu tuần dương năng lượng hạt nhân Đô đốc Nakhimov, giới chức quân sự Nga cho biết 3M22 Tsirkon sẽ được thử nghiệm vào  năm 2020, nhưng có vẻ như tên lửa này đã phát triển nhanh hơn so với dự kiến.

Một số chuyên gia quân sự cho biết, Tsirkon có thể dùng chung bệ phóng với tên lửa hành trình Kalibr và Oniks – nổi tiếng có khả năng linh hoạt tốt. Với sự phát triển của loại vũ khí này, Nga đã hoàn thiện bộ ba tên lửa siêu thanh với 3M22 Tsirkon cho nhiệm vụ chống hạm, Kalibr-NK cho nhiệm vụ tấn công mặt đất và Kinzhal cho nhiệm vụ không đối đất.

Tên lửa Tsirkon được đánh giá là chưa có đối thủ trên thế giới. Ảnh: Getty

Ngoài phiên bản phóng thẳng đứng từ tàu khu trục, tên lửa Tsirkon cũng được nghiên cứu để phát triển các phiên bản dành cho lực lượng không quân và tàu ngầm hạt nhân. Giới chức Nga tự tin tuyên bố rằng 3M22 Tsirkon là loại tên lửa chống hạm chiến lược của quân đội Nga mà chưa một loại vũ khí phòng thủ chiến hạm nào trên thế giới có khả năng đánh chặn thành công.

Bộ Quốc phòng Mỹ sau đó cũng thừa nhận rằng hiện tại họ vẫn “bất lực” trước sức mạnh của Tsirkon. Chỉ khoảng 3 ngày sau vụ thử nghiệm của Nga, Văn phòng trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO) đã công bố một báo cáo khẳng định hiện quân đội Mỹ không thể đối phó với các loại tên lửa mới của Nga: "Moscow đang theo đuổi vũ khí siêu thanh vì tốc độ, cao độ và khả năng cơ động của các khí tài này có thể đánh bại hầu hết các hệ thống phòng thủ tên lửa và chúng có thể được sử dụng để cải thiện khả năng tấn công tầm xa của vũ khí thường và vũ khí hạt nhân".

Có nhiều nguồn tin cho rằng 3M22 Tsirkon sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 2021 tới đây khi tốc độ đạt March 10. Tuy nhiên, Moscow chưa có kế hoạch xuất khẩu loại vũ khí này trong tương lai gần. Mặc dù vây, hiện nay Nga và Ấn Độ cũng đang hợp tác nghiên cứu, phát triển tên lửa siêu thanh BrahMos II. Thông số kỹ thuật và hiệu xuất của BrahMos II có nhiều điểm tương đồng với 3M22 Tsirkon nên nhiều người đồn đoán rằng BrahMos II có thể chính là phiên bản xuất khẩu của tên lửa vượt siêu âm Tsirkon.

Trong thời gian qua, Nga liên tục thử thành công các vũ khí tối tân có sức huỷ diệt cực mạnh. Tổng thống Vladimir Putin từng tự tin khẳng định, kho vũ khí tiên tiến của Nga sẽ khiến các quốc gia đối thủ phải “dè chừng”. Sự phát triển của Tsirkon diễn ra trong bối cảnh Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Hạt nhân Tầm trung (INF), làm dấy lên lo ngại về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo TASS, RT)
 

Tin nổi bật