Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

TCHQ: CV 9744 chỉ hướng dẫn nghiệp vụ nên DN căn cứ PL để kê khai thuế xi măng XK

(DS&PL) -

Theo Cục trưởng Cục thuế Xuất nhập khẩu - TCHQ, văn bản số 9744 chỉ là văn bản nội bộ; do dó, doanh nghiệp cứ căn cứ vào pháp luật để kê khai thuế suất xi măng xuất khẩu.

Theo Cục trưởng Cục thuế Xuất nhập khẩu - TCHQ, văn bản số 9744 của TCHQ chỉ là văn bản nội bộ, không phải văn bản pháp quy; do dó, doanh nghiệp cứ căn cứ vào pháp luật để kê khai thuế suất cho mặt hàng xi măng xuất khẩu.

Vừa qua, trước những ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp và giới luật sư, cho rằng, sự thiếu rõ ràng của Công văn số 9744/TCHQ-TXNK của TCHQ (gọi tắt là văn bản 9744) đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng, khiến mặt hàng này phải “gánh thêm” thuế suất 5%, gây ảnh hưởng không nhỏ tới kinh doanh và xuất khẩu xi măng tại Việt Nam.

Cụ thể, theo TS. Nguyễn Quang Cung – Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam, xi  măng là sản phẩm hoàn thiện, không phải là "vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm", do đó, không thể áp thuế 5% đối với xi măng xuất khẩu vì luật không có quy định.

Đại diện Tổng Công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) cho rằng, trong bối cảnh toàn ngành xi măng đang khó khăn như hiện nay, thì việc áp thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng này chẳng khác gì “ta tự đánh ta”, kéo theo cả một ngành vốn dĩ đã hoạt động khó khăn sẽ gặp khó khăn hơn.

Đồng quan điểm với các phát biểu trên, đại diện Công ty thương mại URI cũng cho rằng, quy định về việc áp dụng mức thuế suất xuất khẩu xi măng có nhiều điểm chưa rõ ràng, và áp dụng mức thuế suất 5% vào thời điểm này nếu có thì chưa phù hợp. Hơn nữa, bản chất của thuế VAT 10% là thuế đánh vào người tiêu dùng cuối cùng. Trong khi đó, đối với xi măng xuất khẩu, người tiêu dùng cuối cùng ở nước ngoài, do vậy, việc không được hoàn thuế 10% là đang trực tiếp làm giá thành xi măng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước, và khiến mức giá bị đẩy cao hơn so với doanh nghiệp nước ngoài mua của cùng nhà máy.

Còn ông Ngô Đức Lưu – Giám đốc Công ty Cổ phần Vicem Thương mại Xi măng cho rằng, trước mắt, cần tạm dừng văn bản này để xem xét thấu đáo tình hình thực tế, rồi từ đó mới đưa ra phương án thống nhất, đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp.

Ông Lưu Mạnh Tưởng - Cục trưởng Cục thuế Xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải quan 

Trước các ý kiến trên, Cục trưởng Cục thuế Xuất nhập khẩu – Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng khẳng định, văn bản 9744 không phải văn bản pháp lý mà là văn bản nội bộ, chỉ hướng dẫn khai báo, hướng dẫn quy định cho hải quan cấp dưới; còn Tổng cục Hải quan không gửi văn bản cho doanh nghiệp. Về mặt nguyên tắc, khi doanh nghiệp xuất khẩu thì phải thực hiện theo Luật thuế xuất nhập khẩu 107 và Nghị định 122 - ban hành quy định mức thuế kèm theo. Doanh nghiệp cứ căn cứ vào luật để kê khai thuế cho xi măng xuất khẩu.

“Xin giải thích là đối văn bản này, cần nhìn vào kết cấu. Thứ nhất, ở xác định đối tượng, chúng tôi chia đối tượng là để ứng với biểu thuế. Còn khi chúng tôi viết: "Việc xác định hàng hóa xuất khẩu là vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm dưới 51% giá thành sản phẩm trở lên quy định tại Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia răng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài Chính hướng dẫn Nghị định này", chúng tôi đã xác định ngay từ đầu là biểu thuế xuất khẩu của Nghị định 122 và luật thuế 107 là khác với biểu thuế xuất khẩu cũ. Biểu thuế cũ trước đây rất đơn giản. Tuy nhiên, đến biểu thuế mới và Nghị định 122 thì chia ra: có đối tượng thì có quy định cụ thể, có đối tượng là không có tên nhưng lại vẫn bị tính thuế suất (chính là trường hợp của mặt hàng xi măng này); và ngoài ra thì mới là 0%” – ông Tưởng cho biết.

Theo Cục trưởng Cục thuế Xuất nhập khẩu, khi triển khai Luật thuế xuất nhập khẩu 107, đúng là có những lúng túng khi khai báo ở hải quan cấp dưới liên quan tới vấn đề 51%. Cụ thể, không biết 51 % xác định như thế nào, khai ra nào thì hải quan mới có văn bản 9744 để hướng dẫn hải quan cấp dưới “áp” vào ô nào, mục nào chứ hải quan không quy định bất cứ điều gì.

“Khi triển khai luật, cơ quan hải quan chỉ tổ chức thực thi, thực hiện chính sách chứ không có quyền quyết định các chính sách và cũng không có quyền đặt ra bất kỳ một chính sách nào”  - ông Tưởng nêu quan điểm. 

Tin nổi bật