Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tập tục hôn nhân có "một không hai" tại Trung Quốc: Điều thứ 2 bị cấm từ năm 1949 vẫn được tổ chức lén lút

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Quan hệ với 20 người đàn ông mới được kết hôn, một năm “ăn phở” 3 lần với người tình cũ, kết hôn với người chết… là những tập tục cưới hỏi “độc nhất vô nhị” tại Trung Quốc xưa.

Quan hệ với 20 người đàn ông mới được kết hôn

Các cô gái Tây Tạng rước khi kết hôn phải trao thân cho ít nhất 20 người đàn ông. Ảnh: Dân Việt.

Theo phong tục cổ ở Tây Tạng, các cô gái trước khi kết hôn phải trao thân cho ít nhất 20 người đàn ông. Trong điều kiện dân cư thưa thớt ở vùng này, thật khó có thể thực hiện được việc đó.

Để tìm cho đủ 20 chàng trai quy định, các cô gái phải đi ra đường mòn trên núi. Họ mất nhiều ngày chờ đợi để tìm gặp người qua đường, cố hết sức giúp người lạ thỏa mãn. Sau đó, cô giá xin người tình một vật kỷ niệm để chứng minh cho các già làng nghiêm khắc rằng “chuyện ấy” đã diễn ra không dưới 20 lần, xét theo số vật kỷ niệm!

Than khóc trong ngày cưới

Các cô gái sẽ phải thực hiện nghi lễ khóc trong đám cưới dù thích hay không. Ảnh: Dân Trí.

Ở tỉnh Tứ Xuyên - một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Trung Quốc ngày nay vẫn còn tồn tại tập tục cô dâu buộc phải khóc trước khi về nhà chồng, cho dù họ có thích hay không.

Nghi lễ khóc trong đám cưới phổ biến nhất là vào đầu thế kỷ 17 và tồn tại cho đến cuối triều đại nhà Thanh năm 1911. Theo lưu truyền, tập tục này bắt nguồn trong giai đoạn Chiến Quốc. Khi đó, công chúa nước Triệu được gả sang làm dâu nước khác. Khi công chúa sắp sửa bước chân về nhà chồng, hoàng hậu đã khóc dưới chân nàng và nói nàng hãy quay trở về sớm nhất có thể. Đây có thể coi là đám cưới “khóc” đầu tiên.

Cho đến bây giờ, mặc dù tập tục này không còn phổ biến như xưa nữa những vẫn có rất nhiều gia đình tiếp tục giữ truyền thống này. Trong thực tế, đây là một thủ tục cần thiết trong đám cưới của người Tujia ở tỉnh Tứ Xuyên.

Minh hôn - ''đám cưới ma''

Nếu cả cô dâu và chú rể đều qua đời, gia đình sẽ dùng hình nhân đại diện. Ảnh: Dân Việt.

Kết hôn với người chết còn gọi là minh hôn.

Theo tục lệ của người Trung Hoa cổ xưa, những thanh niên trẻ sau khi đính hôn và chờ đến ngày cưới nhưng không may đột tử, gia đình phải hoàn thành hôn lễ, nếu không hồn ma của họ sẽ làm loạn khiến gia đình khó yên.

Sau đám cưới, họ sẽ tiến hành mai táng, chôn cả người chết và “vợ” hoặc “chồng” vừa mới cưới cùng nhau.

Nếu cả cô dâu và chú rể đều qua đời, gia đình sẽ dùng hình nhân đại diện. Các hình nhân được đối xử, trò chuyện như với người còn sống. Nếu chú rể còn sống kết hôn với một cô dâu “ma”, trên ban thờ sẽ để ảnh cô dâu. Còn chú rể đeo găng tay màu đen.

Minh hôn cũng phải thông qua người mai mối, hai bên gia đình qua nhà nhau dạm ngõ, tổ chức cỗ bàn thịnh soạn. Trong “đám cưới ma”, họ hàng và bạn bè của người quá cố đều được mời đến chung vui với “cô dâu, chú rể”. Món quà hứa hôn có thể là những vật phẩm thông dụng, hoặc tiền mặt có giá trị đến 5.500 USD (khoảng 115 triệu đồng).

Một số người Trung Quốc cho rằng, minh hôn là một cuộc hôn nhân trường tồn, vĩnh cửu. Tuy nhiên, phong tục này đã chính thức bị cấm vào năm 1949. Hiện nay, minh hôn vẫn được tổ chức lén lút.

Một năm “ăn phở” 3 lần với người tình cũ

Người dân tộc Bạch ở Trung Quốc có quyền trốn nhà ba ngày mỗi năm để hẹn hò thậm chí “chung đụng” với tình cũ. Ảnh: Dân Việt.

Người dân tộc Bạch ở Trung Quốc có quyền trốn nhà ba ngày mỗi năm để hẹn hò, thậm chí “chung đụng” với tình cũ.

Khi gặp gỡ, hai người được thoải mái tâm sự, giãi bày phiền muộn nén giữ bấy lâu, thậm chí có thể quan hệ tình dục cho thỏa nỗi nhớ nhung trong suốt một năm xa cách. Không ai có quyền can thiệp, oán trách điều này.

Hết ba ngày, hai người lại ngậm ngùi chia tay, ai về nhà nấy và tiếp tục cuộc sống hôn nhân hiện tại.

Phụ nữ có thể “quan hệ” với tất cả đàn ông

“Vương quốc của phụ nữ” là từ để chỉ bộ tộc Ma Thoa sống quanh hồ Lugu, tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên.

Ma Thoa là dân tộc sống theo chế độ mẫu hệ duy nhất còn sót lại ở Trung Quốc. Phụ nữ là người quyết định các vấn đề trọng đại, họ kiểm soát tài chính trong gia đình, sở hữu đất đai, nuôi dạy trẻ con.

Phụ nữ của Ma Thoa còn có quyền ngủ với bất cứ người đàn ông nào họ muốn.

Vào độ tuổi 13, các bé gái sẽ trở thành phụ nữ và được phép ở phòng riêng, được mời bất cứ chàng trai nào mình thích tới nhà. Tuy vậy phụ nữ Ma Thoa cũng hiếm khi quan hệ với hai người đàn ông trở lên cùng lúc.

Do không có hôn nhân nên người Ma Thoa không có khái niệm ly dị hay ly thân.

Một vợ nhiều chồng

Chế độ đa phu hiện vẫn được nhiều dân tộc áp dụng như Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Môn Ba… ở Trung Quốc. Ảnh: Dân Việt.

Được biết, khi một người chồng muốn được gần gũi vợ, họ sẽ đặt một món đồ làm tin trước cửa, những ông chồng khác nhìn thấy sẽ tự giác tránh.

Ngày nay, các ông chồng có nhiều cách để cùng san sẻ một người vợ mà không phải đánh nhau.

Hơn nữa, do sống chung một thời gian dài, giữa họ đã có "thần giao cách cảm" đặc biệt, chỉ cần ám hiệu nhỏ, thậm chí một cái liếc mắt là đã có thể biết được "ai hôm nay muốn ở cùng vợ?" để sắp xếp hợp lý.

Hôn nhân vụng trộm

"Tẩu hôn" hay "Thăm hôn" là dạng hôn nhân theo kiểu "vụng trộm", một tập tục của tộc người Ma Thoa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên.

Theo đó, chàng trai hằng đêm cưỡi ngựa sang nhà cô gái ưng ý, leo lên chiếc thang được cô gái bắc sẵn để vào căn gác của cô. Chàng trai thường mang theo một chiếc nón, một cây gậy và vài cái bánh bao.

Cô gái sẽ treo chiếc nón ngoài cửa sổ để kẻ đến sau nhìn thấy mà rút lui. Còn chiếc gậy dùng để xua rắn hay hù dọa lũ chó nhà nàng, bánh bao cũng là “quà mua chuộc” lũ chó để dễ dàng “đột nhập”. Họ sẽ ở bên nhau suốt đêm nhưng người con trai phải lặng lẽ về nhà trước khi gà gáy sáng.

Những chàng trai, cô gái có quan hệ "tẩu hôn" sẽ gọi nhau là "A Tiêu" hay "Tiêu Ba", vì trong tiếng Ma Thoa không có từ "vợ", "chồng".

Nếu không ưng ý chàng trai, cô gái có quyền đuổi hay không cho chàng leo vào gác của mình. Ngoài ra, các nàng có quyền đêm nay mở cửa, bắc thang cho chàng này, nếu chưa hài lòng thì “cấm cửa” và cho chàng khác lên gác vào đêm khác.

Khi cô gái có thai, mối quan hệ giữa đôi nam nữ gắn bó hơn. Chàng trai sẽ thường xuyên lui tới đến thăm nom con, nhưng tuyệt đối không được bồng con về nhà mình.

Ban đêm, chàng trai đến nhà “vợ”, sáng sớm lại về nhà mình, bắt đầu một buổi làm việc như đồng áng, săn bắn, vào rừng…, cnò phụ nữ ở nhà dệt thổ cẩm mang ra chợ phiên bán.

Tục “tẩu hôn” dựa trên cơ sở đôi bên bằng lòng, không được phép ép buộc, nhưng cũng có quy định cấm người cùng hay gần huyết thống “tẩu hôn”.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật