Táo bón là một hội chứng phổ biến, chiếm tỉ lệ tới 30% dân số Việt Nam. Táo bón không gây nguy hại đến tính mạng nhưng về lâu dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thể trạng của người bệnh. Vậy các triệu chứng điển hình của táo bón là gì và cần điều trị táo bón như thế nào cho hiệu quả?
Triệu chứng của táo bón
● Theo định nghĩa, táo bón là một hội chứng đặc trưng bởi rối loạn cảm giác đại tiện: phân trở nên rắn, mỗi lần đại tiện cần có sự trợ giúp, số lần đại tiện nhỏ hơn 3 lần/tuần.
● Các biểu hiện chính của táo bón thường bao gồm:
- Phân rắn, cứng, có thể lẫn máu
- Cảm giác tắc nghẽn trực tràng
- Đau khi đại tiện
- Bụng có thể hơi chướng
- Trường hợp táo bón đơn thuần, toàn thân sẽ không có sự thay đổi đáng kể: không gầy sút cân, không sốt, không thiếu máu, không mất cảm giác ăn ngon miệng.
● Tuy nhiên ở một số người bệnh, đặc biệt bệnh nhân trên 50 tuổi đôi khi chủ quan mà nhầm lẫn các bệnh lý khác với chứng táo bón. Khi gặp các triệu chứng sau:
- Táo bón mới xuất hiện
- Sút cân
- Thiếu máu
- Phân lẫn máu nhiều hay ít
- Đột ngột thay đổi khuôn phân
Rất có thể đây là các bệnh lý đường tiêu hóa nghiêm trọng hơn, người bệnh cần chủ động tới các phòng khám chuyên khoa làm xét nghiệm và chẩn đoán bệnh chi tiết hơn.
● Lưu ý cần phân biệt giữa táo bón cấp tính và táo bón mạn tính.
- Táo bón cấp tính thường chỉ táo bón mới xuất hiện, còn táo bón mãn tính thường chỉ táo bón kéo dài ( có thể trong nhiều năm).
- Táo bón cấp tính là tình trạng khẩn cấp bởi vì một bệnh lý nghiêm trọng có thể là nguyên nhân cho táo bón (ví dụ như ung thư ruột kết). Táo bón cấp tính đặc biệt nghiêm trọng, nếu nó kèm theo các triệu chứng như chảy máu trực tràng, đau bụng, buồn nôn và nôn, giảm cân.
Cách điều trị táo bón ở người lớn
● Hiện nay, việc điều trị táo bón theo Tây y chủ yếu là điều trị triệu chứng, tuy tác dụng nhanh nhưng thường không điều trị được căn nguyên của bệnh.
Các nhóm thuốc chính thường dùng trong điều trị táo bón là:
- Thuốc nhuận tràng tăng tạo khối phân
- Nhóm bôi trơn: dầu paraphin, glycerin
- Nhuận tràng kích thích: làm tăng nhu động ruột. Không nên dùng nhóm thuốc này kéo dài vì có nguy cơ gây ung thư.
- Nhuận tràng thẩm thấu: Muối Magie và phosphate, sorbitol…
- Glycerin đặt hậu môn
- Ion magie, kẽm, calci giúp tăng cường vận động ống tiêu hóa.
Các bác sĩ cũng khuyên rằng, điều trị táo bón bằng các thuốc nhuận tràng nên dùng ngắt quãng, hạn chế dùng kéo dài để tránh gây biến chứng về sau.
● Mặt khác điều trị táo bón thường phải thực hiện trong thời gian dài nên mục tiêu đầu tiên trong điều trị là thay đổi lối sống sinh hoạt khoa học. Các biện pháp giúp đẩy lui táo bón nhanh chóng hơn bao gồm:
- Tăng cường lượng chất xơ trong khẩu phần ăn
Các loại rau củ quả như rau cải, khoai lang, rau má, diếp cá, mồng tơi, đủ đủ, bơ… và các loại hạt nguyên xơ: mè đen, đậu đỏ, đậu đen, đỗ xanh… chứa lượng lớn chất xơ giúp đẩy lui táo bón hiệu quả.
- Uống đủ 2L nước mỗi ngày
- Tập thói quen đại tiện đúng giờ, tuyệt đối không nên nhịn đại tiện.
- Luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vận động thân thể
- Hạn chế uống chè xanh, cà phê, nước ngọt có ga, rượu bia
● Ngoài ra, người bị táo bón nên thể dùng thêm các loại thảo dược hỗ trợ điều trị táo bón tại nhà như diếp cá, khoai lang, lô hội, rau má, yến bạch, …
Để tiện lợi hơn, có thể dùng viên uống DIẾP CÁ VƯƠNG theo đúng lộ trình để đẩy lui táo bón một cách hiệu quả.
Diếp cá vương với thành phần 100% tự nhiên giúp thanh nhiệt giải độc, tăng cường chức năng đường tiêu hóa, giúp làm giảm táo bón và cải thiện triệu chứng của trĩ.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem điểm bán tại đây
● Mẹo cho người táo bón
Ngoài các biện pháp trên, bạn đọc có thể áp dụng phương pháp xoa bóp, hít thở để hỗ trợ làm giảm tình trạng táo bón.
- Xoa bóp bụng một lần trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, xoa theo chiều kim đồng hồ bằng dầu cải hoặc dầu lạc.
- Thực hiện những động tác hít thở bằng bụng để tăng co thắt cơ bụng, tạo sự lưu thông cho hệ thống co thắt đại tràng.
Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
P.Q