Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tăng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu lên 3.000 đồng/lít

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thống nhất tăng mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) xăng dầu từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng/lít (tăng 300\%).

(ĐSPL) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thống nhất tăng mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) xăng dầu từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng/lít (tăng 300\%).

Bộ trưởng Tài chính đọc Tờ trình đề nghị tăng thuế BVMT xăng dầu. (Ảnh Tiền Phong)

Sáng nay (10/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thống nhất thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14/7/2011 của UBTVQH về biểu thuế Bảo vệ môi trường (BVMT). Theo đó, tăng thuế BVMT đối với mặt hàng xăng, trừ etanol từ 1.000 lên 3.000 đồng/lít.

Các mặt hàng khác gồm: Nhiên liệu bay tăng từ 1.000 lên 3.000 đồng/lít; Dầu diezel tăng từ 500 lên 1.500 đồng/lít; Dầu mazut tăng từ 300 lên 900 đồng/lít; Dầu nhờn tăng từ 300 lên 900 đồng/lít; Mỡ nhờn tăng từ 300 lên 900 đồng/kg.

Không tác động đến giá xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, theo cam kết tại Hiệp định thương mại tự do trong nội khối ASEAN (Hiệp định ATIGA), Việt Nam phải thực hiện Lộ trình cắt giảm mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp trong nội khối ASEAN (sau đây gọi tắt là mức thuế ATIGA) đối với các mặt hàng xăng dầu từ năm 2011 và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thuế NK đối với các mặt hàng xăng dầu vào năm 2024.

Theo cam kết tại Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc (Hiệp định ACFTA), Việt Nam phải thực hiện Lộ trình cắt giảm mức thuế Nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (sau đây gọi tắt là mức thuế ACFTA) đối với xăng dầu từ ngày 1/1/2012 đến ngày 31/12/2018...

Ngoài ra, còn rất nhiều hiệp định cam kết khác yêu cầu Việt Nam phải cắt giảm các mức thuế suất đối với mặt hàng xăng dầu theo lộ trình.

Theo đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, việc tăng thuế BVMT cơ bản sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá bán lẻ xăng dầu trong nước và doanh nghiệp, người dân vẫn được hưởng lợi khi giá xăng dầu thế giới giảm vì việc tăng thuế BVMT theo phương án nêu trên chỉ nhằm bù đắp một phần giảm thu NSNN do cắt giảm mức thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế và điều chỉnh mức thuế MFN hiện hành bằng mức thuế ATIGA nhằm tránh mức thuế khác nhau đối với cùng một sản phẩm.

Mặc dù còn nhiều ý kiến băn khoăn, tuy nhiên Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết: “Theo Hiệp hội Xăng dầu, do thuế trong ASEAN và các nước cung cấp đang đẩy giá lên, kéo theo giá trong nước, cho nên trong Tờ trình của Chính phủ muốn đẩy theo giá ASEAN (chiếm hơn 50\% lượng cung cấp). Đi theo lộ trình là đúng, nhưng trong điều kiện hiện nay phải cân nhắc, nếu giảm thuế NK, tăng thuế BVMT, thì giá xăng dầu không tăng mà còn giảm hơn, đồng thời vẫn đảm bảo mặt bằng giá và lợi ích của người tiêu dùng”.

Giải trình làm rõ thêm, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết: “Nếu không tăng thuế BVMT lên 3.000 đồng/lít thì sẽ có khoảng trống về mặt lợi tức, các DN nước ngoài sẽ yêu cầu nâng giá lên, có nghĩa đúng ra mình được hưởng thì lại không được hưởng”.

Ông Hiển cũng cho biết thêm, trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban, phần thu ngân sách “chúng tôi chỉ đưa xuống hàng thứ yếu, còn quan trọng là giá cả và bảo vệ môi trường”.

Kết thúc cuộc họp, UBTVQH đã thống nhất thông qua phương án tăng thuế BVMT do Chính phủ trình. Mức thuế mới sẽ được áp dụng từ 1/5/2015.

Tin nổi bật