Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tân Tổng thư ký NATO là ai?

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Cựu Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã chính thức trở thành Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ngày 1/10, Cựu Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã chính thức trở thành Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong buổi lễ diễn ra tại trụ sở của khối ở Brussels, Bỉ.

Trên cương vị Tổng thư ký NATO, ông Rutte sẽ phải giải quyết các thách thức trong duy trì ủng hộ của liên minh đối với nỗ lực viện trợ cho Ukraine, trong khi tránh để khối bị kéo vào xung đột trực tiếp với Nga.

Tân Tổng thư ký NATO cũng phải đối mặt khả năng Cựu tổng thống  Donald Trump, người hoài nghi về vai trò của liên minh, có thể trở lại Nhà Trắng sau cuộc bầu cử tháng 11. Ông Trump từng dọa sẽ rút Mỹ khỏi NATO và không bảo vệ những thành viên liên minh không chi đủ 2% GDP cho ngân sách quốc phòng.

Cựu Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã chính thức trở thành Tổng thư ký NATO. Ảnh: Reuters

Phát biểu sau khi tiếp nhận chức vụ từ người tiền nhiệm Jens Stoltenberg, ông Mark Rutte  khẳng định quyết tâm chuẩn bị cho liên minh xuyên Đại Tây Dương đối phó với những thách thức trong tương lai, đồng thời cho rằng khối này phải thực hiện những cam kết đã đưa ra với Ukraine về việc hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột hiện nay.

Về cuộc bầu cử Mỹ, ông Rutte khẳng định có thể phối hợp tốt với bất kỳ ứng cử viên nào đắc cử, dù là ông Donald Trump hay bà Kamala Harris.

"Tôi hiểu rất rõ cả hai ứng viên và từng làm việc với ông Donald Trump 4 năm. Ông Trump hối thúc chúng tôi tăng chi tiêu quốc phòng và ông ấy đã đạt được mục tiêu này", ông Rutte cho hay.

Ông Rutte cũng khen ngợi Phó tổng thống Kamala Harris vì những "thành tích tuyệt vời". "Bà ấy là lãnh đạo rất được kính trọng", ông nói.

Các quan chức và nhà ngoại giao NATO kỳ vọng ông Rutte sẽ duy trì những ưu tiên mà khối này theo đuổi dưới thời người tiền nhiệm Stoltenberg, bao gồm huy động ủng hộ cho Ukraine, thúc đẩy các nước NATO chi nhiều hơn cho quốc phòng và duy trì liên kết vai trò của Mỹ với các vấn đề an ninh châu Âu.

Ông Stoltenberg, cựu thủ tướng Na Uy, đã khép lại hành trình lãnh đạo liên minh gồm 32 thành viên sau một thập niên đầy biến động, với diễn biến đáng chú ý nhất là cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra năm 2022, việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan.

Trong bài phát biểu chia tay, Stoltenberg cho biết ông rất vinh dự khi được phục vụ NATO trong 10 năm. "Bây giờ là lúc tôi phải rời đi và ông bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thư ký NATO", ông Stoltenberg nói với ông Rutte.

Ông Stoltenberg (phải), cựu Thủ tướng Na Uy, bắt tay cùng tân lãnh đạo NATO, khép lại hành trình lãnh đạo liên minh NATO sau một thập niên đầy biến động. Ảnh: Reuters

Ông Stoltenberg bày tỏ tin tưởng người kế nhiệm sẽ hoàn thành tốt vai trò. "Ông ấy biết cách thỏa hiệp, đạt đồng thuận và đây là những kỹ năng rất quan trọng tại NATO. Liên minh sẽ vận hành tốt dưới sự lãnh đạo của ông Rutte", ông Stoltenberg nói.

Theo giới phân tích và ngoại giao, một trong những nhiệm vụ chính của tân Tổng thư ký Rutte sẽ là thuyết phục các thành viên NATO tăng cường đóng góp binh sĩ, vũ khí và chi tiêu để hiện thực hóa đầy đủ các kế hoạch phòng thủ mới.

Phát biểu khi nhậm chức, ông Rutte cũng cho rằng cần phải tăng cường hành động về mặt phòng thủ tập thể và răn đe, đầu tư nhiều hơn nữa và thu hẹp khoảng cách năng lực, hướng tới đạt được tất cả các mục tiêu đã đặt ra.

Tin nổi bật