Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tâm sự cảm động của một thông dịch viên tự cai nghiện thành công

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Năm 2001, anh Nguyễn Trí Dũng tốt nghiệp trường sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, khoa tiếng Nhật, với tấm bằng khá trên tay, Dũng được tuyển dụng vào làm tại một công ty của Nhật Bản.

(ĐSPL) - Năm 2001, anh Nguyễn Trí Dũng tốt nghiệp trường sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, khoa tiếng Nhật, với tấm bằng khá trên tay, Dũng được tuyển dụng vào làm tại một công ty của Nhật Bản.

Thế nhưng, chỉ một phút mềm lòng, Nguyễn Trí Dũng đã vướng phải nàng tiên nâu... Được sự động viên của gia đình, đặc biệt là người vợ của anh luôn động viên, chia sẻ giúp anh tự cai nghiện thành công. Dưới đây là những tâm sự của anh khi phải đối đầu và chịu đựng những cơn vật vã để đoạn tuyệt với ma túy.

Nguyễn Trí Dũng (người đứng giữa) tại trang trại gà của mình.

Vết trượt dài của sự cám dỗ

Sinh ra trong một gia đình có cha mẹ đều là nhà giáo, Nguyễn Trí Dũng (SN 1978) được hưởng tố chất của người cha và sự chỉ dạy tận tình từ người mẹ. Từ khi còn nhỏ đến khi học hết THPT Dũng luôn chăm chỉ học tập, và luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Tốt nghiệp THPT năm 1997, Nguyễn Trí Dũng thi vào đại học sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, khoa tiếng Nhật. Năm 2001, Dũng tốt nghiệp đại học ra trường với tấm bằng khá. Dũng được nhiều công ty của nước ngoài tại Hà Nội và TP.HCM mời gọi vào làm việc và cuối cùng anh đã lựa chọn vào làm việc cho một công ty của Nhật Bản tại TP.HCM.

Dũng kể, với công việc là một thông dịch viên kiêm trợ lý cho tổng giám đốc, Dũng có mức lương 2.000 USD/tháng, tương đương hơn 20 triệu đồng (tại thời điểm 2001). Thu nhập cao, lại được sống nơi phồn hoa phố thị, từ một người học giỏi con ngoan, Dũng khó kìm mình trong những cuộc vui với bạn bè. Một số người thấy Dũng có nhiều tiền nên họ lân la kết thân, Dũng đâu có biết ẩn họa khôn lường... Những cuộc vui vẻ tiệc tùng cùng bạn bè, Nguyễn Trí Dũng đã ngã vào cuộc vui cùng ma tuý từ khi nào không hay biết. Lúc đầu do còn nhiều tiền, còn sức khoẻ, cộng với đám bạn nghiện đeo bám, Dũng trượt dài theo những cuộc vui cùng đám bạn xấu và điều gì đến ắt phải đến...

Dũng nhớ lại: “Đến giờ sau bảy năm đã đoạt tuyệt với ma túy, mỗi khi nhắc lại những ngày tháng ấy, tôi vẫn thấy sợ hãi và ám ảnh. Bởi thứ bột trắng chết người đã tàn phá cơ thể tôi, từ một người khỏe mạnh, tôi trở thành một người hoàn toàn suy sụp về thể xác lẫn tinh thần. Nhiều lúc tôi nghĩ cuộc đời coi như dấu chấm hết, tình cờ một người con gái quê ở Thái Bình tên là Lương Thanh Thủy (nay là vợ tôi) biết tôi nghiện, nhưng vẫn yêu tôi. Trong khi mọi người tìm cách tránh xa tôi thì cô ấy lại gần gũi, cảm thông chia sẻ. Những cử chỉ của cô ấy đã làm trái tim tôi rung động.

Năm 2007, Thủy mang bầu, tôi đã đưa Thủy về quê tôi (xã Đông Phú, huyện Lục Nam, Bắc Giang) tổ chức lễ cưới. Nhưng cũng tại quê nhà, tôi phải đối mặt với bao khó khăn vất vả, khi biết tôi nghiện ngập, cha mẹ tôi rất sốc, cha từ mặt tôi, còn mẹ thì chỉ biết khóc. Bởi vì, tôi là người mà cha đặt nhiều kỳ vọng nhất Dũng xót xa kể lại.

Tự trói mình trước cơn thèm thuốc

Có lẽ từ lòng yêu vợ con đã thức tỉnh lương tri cũng như bản năng làm cha của Dũng. Dũng thổ lộ: “Khi vợ tôi sinh con, cả hai vợ chồng không nghề nghiệp, tôi nghiện nặng, cuộc sống đầy khó khăn cùng sự âu lo và bế tắc. Tuy nhiên, vợ tôi không một lời kêu ca hay oán hận tôi, ánh mắt cô ấy luôn nhìn tôi đầy tình cảm và độ lượng. Những lúc bình thường, cô ấy tâm sự, về tương lai của con, một người vợ rất cần có một bờ vai để dựa vào trong những khi mệt mỏi, lúc khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống và trách nhiệm của những người con đối với bậc sinh thành. Hai vợ chồng tôi cùng nói, sẽ giúp đỡ nhau vượt qua mọi chông gai của cuộc đời. Thế rồi, cô ấy ngày đêm áp sát tôi. Tôi đi đâu cô ấy đi theo đến đó 24/24h. Nhìn vợ tôi thấy thương vô cùng, những day dứt cùng sự dằn vặt, tôi đã tự nói với lòng mình; phải tự thoát ra khỏi tay của thần chết để vợ mình không phải buồn phiền hay lo lắng.

Và chiến dịch tự cai bắt đầu. trước tiên tôi không sử dụng điện thoại để bạn xấu không rủ rê, tiếp đến là không tiếp xúc với bất cứ ai trừ cha mẹ và vợ. Khi cơn thèm thuốc chuẩn bị đến, tôi nói với vợ: “Sắp đến giờ rồi, em cứ khóa chân tay anh lại, anh có làm gì lúc đó em cũng mặc”.

Khi cơn thèm thuốc lên tới đỉnh điểm cũng là lúc tôi không ý thức được điều gì, người tôi như có giòi bò khắp cơ thể, nó khiến tôi không thể im lặng được dù chỉ là vài giây, tôi tự quật người xuống đất, giãy giụa, oằn mình trong cơn vật vã mà không thấy đau, nói đúng hơn tôi không biết gì lúc đó. Chỉ sau khi cơn thèm thuốc qua đi, tôi nghe vợ kể mới biết lúc đó mình như thế nào. Nhìn nét mặt vợ, tôi hiểu phần nào sự chịu đựng lớn lao của cô ấy.

Thế rồi từng ngày, từng chu kỳ, cứ đến giờ thèm thuốc là vợ tôi lại tự khóa tay chân tôi lại, còn tôi tuân thủ mệnh lệnh tuyệt đối. Cô ấy vì tôi tất cả, luôn đồng hành cùng tôi và kiên trì hơn mức tôi tưởng tượng. Những lúc tôi tỉnh lại, thấy cô ấy đang mở khóa, lau mồ hôi cho tôi nhìn thấy chân tôi trầy xước, bật máu, toàn thân ê ẩm, cô ấy đã bật khóc. Nhìn thấy nước mắt vợ tuôn rơi, trái tim tôi thắt lại. Những lúc như vậy cô ấy lại gần tôi vỗ về, vuốt ve ân cần mà không trách mắng.

Thời gian thèm thuốc của tôi xa dần và kết thúc cơn thèm, nhưng vợ tôi vẫn luôn bên tôi. Được sự động viên của gia đình, tôi quyết định bàn với vợ đi cai nghiện tự nguyện thêm một thời gian nữa tại Trung tâm cai nghiện ma túy của tỉnh để chứng minh cho cha biết về nghị lực của mình.

Năm 2009, tôi cai nghiện thành công và trở về gia đình, nhưng với hai bàn tay trắng, người thân và hàng xóm đều xa lánh. Có một lối đi duy nhất, người ta cũng rào lại không cho tôi đi qua. Nhưng thật may mắn chị gái tôi đã đỡ đần tôi rất nhiều, cộng với sự sẻ chia động viên của người vợ, tôi tự nhủ với lòng mình, phải làm nên cơ nghiệp để người đời nhìn nhận lại về con người mình. Do mặc cảm với mọi người, năm đó hai vợ chồng tôi phải bán nhẫn cưới để làm vốn ban đầu. Tôi đầu tư chăn nuôi lợn, phát triển kinh tế gia đình. Với sự cần cù chịu khó, vừa làm vừa học, nên từ 2010 đến 2013 từ chăn nuôi gà và lợn, gia đình tôi đã thu hoạch cả trăm triệu đồng/năm.

Nay tôi đã cai nghiện được bảy năm, điều mà tôi phải thốt lên hai từ tiếc nuối đó là thầy cô giáo vẫn tìm gặp tôi, đặc biệt là ông giám đốc người Nhật, nhưng vì sức khỏe và nhiều điều tế nhị khác tôi không dám gặp lại họ. Hình ảnh của một thông dịch viên tiếng Nhật ngày nào giờ đã quá xa lạ đối với tôi.

Tôi có một thông điệp gửi gia đình có người nghiện đó là, những người thân hãy thương yêu người nghiện, giúp đỡ họ làm lại cuộc đời sau cú ngã, để họ thấy được cuộc sống này còn có tình yêu thương. Về phía người nghiện, không có cách nào khác là bạn phải tự đứng dậy, tự hành động, tự cứu mình ra khỏi tay của thần chết và quyết tâm cao”.

Ông Trần Xuân Huy, Trưởng Công an xã Đông Phú cho biết: “Ngày đầu Dũng mới đi cai nghiện về, Công an xã vẫn chưa tin, đến nay thấy Dũng đã tự lánh xa với những bạn nghiện, chí thú làm ăn và có sự hòa đồng với mọi người, yêu thương vợ con, Công an xã Đông Phú ghi nhận những thành công bước đầu và tạo điều kiện tốt nhất cho anh Dũng phát triển kinh tế gia đình và tham gia các phong trào ở địa phương”.

Là sinh viên khóa đầu tiên khoa tiếng Nhật

Bà Tạ Thị Bích Đào, chuyên viên phòng đào tạo trường đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội, cho biết: “Năm 1997, là năm đầu tiên khoa tiếng Nhật được đưa vào giảng dạy tại trường đại học Ngoại ngữ, Nguyễn Trí Dũng (SN 1978) ở Hà Bắc, nay là tỉnh Bắc Giang, là sinh viên khóa đầu tiên, đại học chính quy K31, 1997-2001, khoa tiếng Nhật, tốt nghiệp năm 2001. Được biết Nguyễn Trí Dũng từng làm việc tại công ty Kimono của Nhật Bản tại TP.HCM”.

Tin nổi bật