Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tam Quốc: Chỉ có ba danh tướng khiến Tào Tháo phải thực sự khiếp sợ trong đời.

(DS&PL) -

Tào Tháo cả đời chinh chiến tứ phương, thống nhất phương Bắc, khiến người người kiêng nể. Ấy vậy mà cũng có những nhân vật khiến vị hùng chủ này phải run sợ.

Tào Tháo cả đời chinh chiến tứ phương, thống nhất phương Bắc, khiến người người kiêng nể. Ấy vậy mà cũng có những nhân vật khiến vị hùng chủ này phải run sợ.

Vào thời kỳ kim qua thiết mã, binh đao loạn lạc, Tào Tháo nổi dậy đánh Đông dẹp Bắc, cải chính lập Ngụy, hùng bá một phương, có thể khẳng định là một hùng chủ kiệt xuất, khiến nhiều người kiêng nể và khiếp sợ.

Một quân chủ đại tài, uy trấn Tam Quốc như vậy cũng có những lần phải khiếp sợ khi đối mặt với ba trong những danh tướng đương thời này.

Quan Vũ

Quan Vũ là một danh tướng nổi tiếng xuất hiện vào thời cuối Đông Hán, là người đứng đầu của nhóm Ngũ Hổ tướng của nhà Thục. Bản thân Tào Tháo cũng có một thái độ phức tạp khác thường đối với Quan Vũ. Sự trung nghĩa, tài năng và dũng mãnh của Quan tướng quân khiến Ngụy Vương rất khâm phục.

Khi Quan Vũ phải làm tù binh trong đại bản doanh Tào Ngụy, Tào Tháo đã tìm đủ mọi cách như ban phủ đệ riêng, mỹ nữ và cả ngựa quý nhưng vẫn không tài nào thuyết phục được Quan Vũ bỏ Lưu Bị theo mình.

Sau này, suýt chút nữa Quan Vũ đã khiến Tào Tháo phải ôm hận khi năm đó vì lòng mến mộ mà "thả hổ về rừng". Chính là tại trận chiến Phàn Thành, Quan Vũ lợi dụng mưa lớn, nhấn chìm thất quân, chém Bàng Đức, bắt sống Vu Cấm, đạt đỉnh uy phong, trấn động Hoa Hạ, khắp Tào Ngụy không ai có thể ngăn cản, khiến Tào Tháo phải khiếp sợ.

Nếu không vì Đông Ngô đột nhiên trở mặt đánh úp Quan Vũ phía sau, có lẽ Tào Tháo đã thực sự phải rời bỏ kinh đô để lánh nạn, thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả đại nghiệp.

Mã Siêu

Mã Siêu cũng là một mãnh tướng nổi danh thời Tam Quốc, con trai của Mã Đằng, hậu nhân của Hán Phục Ba tướng quân Mã Viện. Thành danh từ rất sớm, Mã Siêu nhiều lần được Tào Tháo gửi lời chiêu mộ nhưng đều cự tuyệt. Sau này Mã Đằng tiến kinh bị Tào Tháo giết chết, Mã Siêu kế thừa đại quân của Mã Đằng quyết báo thù giết cha.

Trong chiến dịch thống nhất phương Bắc của Tào Tháo, quân Tây Lương Mã Siêu chính là thế lực cát cứ mà Tào Tháo khó chinh phạt nhất. Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa viết rằng Mã Siêu anh dũng, chiến thắng nhiều tướng Tào trong các trận giao chiến, liên tục đại phá quân Tào khiến Tào Tháo "cắt râu, vứt áo ở Đồng Quan", nếu không nhờ có Tào Hồng thì Mã Siêu đã báo được mối thù giết cha.

Tào Tháo sau này phải dùng kế ly gián Mã Siêu với Hàn Toại, khiến Siêu phải bỏ đi, quy phục Trương Lỗ. Mặc dù giành chiến thắng chung cuộc, nhưng Mã Siêu đã khiến Tào Tháo thực sự phải nếm trải cảm giác sợ hãi trốn chạy.

Chu Du

"Trời sinh Du, sao còn sinh Lượng", câu nói thể hiện sự uất ức của Chu Du khi bị Gia Cát Lượng làm cho tức chết. Tuy nhiên trong lịch sử, Chu Du thực sự là một nhân vật đại tài, cái chết của ông không liên quan gì đến Gia Cát Lượng.

Chiến thắng tại Xích Bích không chỉ đến từ kế sách của một mình Gia Cát Khổng Minh, mà chìa khóa dẫn đến chiến thắng lại từ sự tinh tế và những bước chiến lược chính xác của Chu Du khi được chiến đấu trên "sân nhà".

Đại chiến Xích Bích chính một trong những thất bại tủi hổ nhất của Tào Tháo, ngọn lửa Giang Đông cũng là một trong những ký ức ám ảnh nhất cuộc đời của Ngụy Vương.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Tin nổi bật