Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tam Quốc: Năm mất mát và tang thương nhất của cả ba nhà Ngụy - Thục - Ngô

(DS&PL) -

Công Nguyên năm 220 là năm bắt đầu của thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử nhưng cũng là một năm chứng kiến những sự mất mát to lớn của ba nhà Ngụy - Thục - Ngô.

Công Nguyên năm 220 là năm bắt đầu của thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử nhưng cũng là một năm chứng kiến những sự mất mát to lớn của ba nhà Ngụy - Thục - Ngô.

Vào những năm 220 - 280 là giai đoạn lịch sử từ triều đại Đông Hán đến triều đại Tây Tấn, diễn ra sau khi Tào Tháo bị liên minh Tôn - Lưu đánh bại tại đại chiến Xích Bích, tạo thành "Thế chân vạc" chia thiên hạ thành 3 nước Tào Ngụy - Thục Hán - Đông Ngô.

Chính vì vậy năm Công Nguyên 220 chính là năm mà thời kỳ Tam Quốc chính thức bắt đầu, nhưng đây cũng là năm chứng kiến nhiều mất mát tang thương của Tam Quốc.

Thục Hán mất đi Quan Vũ, Pháp Chính, Hoàng Trung

Quan Vũ bị Đông Ngô bắt sống và xử trảm.

Đầu tiên, vào năm Công Nguyên 219, Quan Vũ vây đánh Phàn Thành, lợi dụng mưa lớn, nhấn chìm thất quân, đánh bại đại quân tiếp viện của Vu Cấm, uy trấn thiên hạ.

Giữa lúc uy phong nhất, Quan Vũ lại bị Đông Ngô Lữ Mông đánh úp Kinh Châu, rơi vào thế "gọng kìm" của Ngụy - Ngô nên cuối cùng thất bại phải chạy về Mạch Thành rồi bị bắt sống. Đến năm 220, Quan Vũ cùng con trai Quan Bình bị Đông Ngô xử trảm.

Cũng vào năm 219, Lưu Bị tiến xưng Hán Trung Vương, phong Pháp Chính làm Thượng thư lệnh sau sự uy phong và những chiến tích mà ông lập được trong đại chiến Hán Trung. Tuy nhiên một năm sau (năm 220), Pháp Chính qua đời. Lưu Bị vô cùng thương cảm, than khóc nhiều ngày. Sau này khi Lưu Bị đại bại tại Di Lăng và qua đời tại thành Bạch Đế, Gia Cát Lượng cũng phải than rằng: "Nếu Pháp Hiếu Trực còn, ắt có thể can gián Chủ thượng. Cho dù Đông chinh, cũng không thể thất bại".

Pháp Chính, một trong những mưu sĩ hàng đầu của thế lực Lưu Bị.

Giống với Pháp Chính, Hoàng Trung cũng thể hiện được sự uy phong với chiến công lẫm liệt tại đại chiến Hán Trung. Vào năm Kiến An thứ 24 (năm 219), Hoàng Trung xông trận chém Hạ Hầu Uyên - một bộ hạ trung thành của Tào Tháo nên được tấn phong Chinh Tây tướng quân.

Chính điều này đã giúp Hoàng Trung được tề danh trong nhóm Ngũ Hổ tướng cùng với Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân và Mã Siêu. Sau khi Lưu Bị xưng Vương, Hoàng Trung tiếp tục được gia phong làm Hậu tướng quân, ban Quan nội hầu. Tuy nhiên cũng một năm sau (năm 220), Hoàng Trung vì bệnh mà qua đời.

Đông Ngô mất Lã Mông, Cam Ninh

Đông Ngô cũng chịu những tổn thất trầm trọng vào năm 220.

Sau khi Lỗ Túc mất, Lã Mông thế chức Đại đô đốc, trấn thủ Lục Khẩu, bày kế đoạt lại Kinh Châu, bắt sống được Quan Vũ, giúp uy thế nhà Đông Ngô gia tăng. Lữ Mông được tấn phong làm Nam Quận Thái thú, tước Sàn Lăng hầu.

Tuy nhiên ngay sau đó, Lã Mông đột nhiên lâm bệnh và qua đời vào năm 220, thọ 43 tuổi. Cái chết của Lã Mông khiến Tôn Quyền hết sức đau buồn. Trong khi Lã Mông mắc bệnh, Tôn Quyền ngày đêm lo lắng, mời nhiều danh y đến chữa trị. Lúc bệnh tình Lã Mông chuyển biến nghiêm trọng, Tôn Quyền lo lắng đến mức phái đạo sĩ cầu phúc cho ông. Điều này chứng tỏ Tôn Quyền rất xem trọng Lã Mông.

Lã Mông

Về cái chết của mãnh tướng Cam Ninh đến nay vẫn còn là bí ẩn, có 2 giả thiết được chuyên gia đánh giá là đáng tin cậy nhất về thời điểm ông qua đời là vào năm 215 hoặc năm 220.

Vào giai đoạn cuối Đông Hán, Cam Ninh đi theo Tôn Quyền đã tham gia rất nhiều trận đánh và lập vô số chiến công như đánh Giang Hạ gết Hoàng Tổ, cùng Chu Du đại phá Tào Tháo ở Xích Bích,... ngoài ra còn không ít lần cứu thoát Tôn Quyền khỏi những tình huống thập tử nhất sinh. Tôn Quyền từng nói: "Mạnh Đức có Trương Liêu, Cô có Cam Hưng Bá". Vì vậy mất đi mãnh tướng Cam Ninh là một tổn thất rất lớn với Đông Ngô, khiến Tôn Quyền vô cùng thương tiếc.

Tào Ngụy mất Tào Tháo, Hạ Hầu Đôn, Trình Dục

Tào Tháo qua đời khi sự nghiệp thống nhất thiên hạ còn dang dở.

Cuối cùng, vào những năm cuối Đông Hán, thiên hạ đại loạn, Tào Tháo dùng danh nghĩa của Hán thiên tử Lưu Hiệp để chinh phạt tứ phương, tiêu diệt Viên Thiệu, Viên Thuật, Lữ Bố, Lưu Biểu, Hàn Toại cùng nhiều thế lực đối nghịch khác, củng cố vững chắc nền móng cho nhà Tào Ngụy.

Thế nhưng vào năm 219 sau đại chiến Hán Trung, bệnh tình của Tào Tháo ngày càng trở nên trầm trọng. Đến năm Công Nguyên 220, Tào Tháo qua đời khi bá nghiệp thống nhất thiên hạ còn đang dang dở. Sau đó Tào Phi kế nghiệp, phế truất Hán Hiến Đế Lưu Hiệp, chính thức lập ra nhà Tào Ngụy, khai cục cho thời đại Tam Quốc.

Hạ Hầu Đôn

Để thế lực của Tào Tháo có thể trỗi dậy và lớn mạnh, không thể không nhắc sự ủng hộ trung thành của gia tộc Hạ Hầu Thị. Trong đó, Hạ Hầu Đôn có thể nói là một trong những công thần lập quốc với vô số chiến công lập được cho Tào Tháo.

Năm 219, Tào Tháo giao lại Nghiệp Thành cho Tào Phi còn ông quay về Lạc Dương dưỡng bệnh. Suốt chặng đường, Tào Tháo đối xử với Hạ Hầu Đôn như một người thân cận và đáng tin cậy, như đã để cho Hạ Hầu Đôn đi cùng xe, ngồi ăn cùng bàn, cho phép ông đi ra vào nhà ở của Tào Tháo mà không cần phải xin phép.

Trước sự trung thành tuyệt đối của Hạ Hầu Đôn, Tào Tháo đã phong cho ông làm Xa Kị tướng quân. Công Nguyên năm 220, Hạ Hầu Đôn qua đời vì bệnh. Tào Tháo truy hiệu ông là Trung hầu, một chữ "trung" chính là sự cảm kích và ghi nhận của Tào Tháo dành cho vị tướng dành cả cuộc đời đi theo phò tá cho mình. Ngoài ra cũng trong năm này, Tào Ngụy cũng phải chứng kiến sự ra đị của Trình Dục, một trong những mưu sĩ "hạt nhân" dưới chướng Tào Tháo.

Chính vì thế, năm Công Nguyên 220 là khoảng thời gian tang thương nhất của ba nhà Ngụy - Thục- Ngô.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Tin nổi bật