Nhiều người vẫn lầm tưởng, trĩ là bệnh của người lớn nhưng thực tế điều trị bệnh trĩ tại các bệnh viện, phòng khám hiện nay lại chứng minh rằng: tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở trẻ em đang có dấu hiệu tăng cao. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa ổn định và chưa tự ý thức về cách nhận biết, cũng như phòng tránh bệnh. Do đó, tìm hiểu tại sao trẻ em bị bệnh trĩ sẽ giúp phụ huynh chủ động bảo vệ con yêu khỏi căn bệnh phiền toái này.
Tại sao trẻ em bị bệnh trĩ?
* Trẻ ngồi bô quá lâu (< 30 phút):
Trẻ càng nhỏ (nhất là thời điểm mới tập ngồi bô) thì cơ hậu môn càng yếu, sự liên kết, hỗ trợ giữa trực tràng và hậu môn còn lỏng lẻo. Cùng với đó, xương cùng và trực tràng nằm ở vị trí trên cùng một đường thẳng khiến trực tràng dễ bị di động lên phía trên. Khi trẻ ngồi bô quá lâu làm gia tăng áp lực trong bụng lên trực tràng khiến bộ phận này dễ bị đẩy ra ngoài khoang ruột.
- Đặc biệt, cơ hậu môn non nớt chưa để co lại hoàn toàn sau khi đi vệ sinh. Do đó, nếu trực tràng bị sa xuống nhiều lần sẽ khó co lại lên như bình thường. Nhiều lần lặp lại như vậy có thể dẫn đến chảy máy, phù thũng tại hậu môn,…
* Táo bón:
- Trẻ em thường không thích ăn rau, củ quả, uống nước,…và phụ huynh cho bé ăn theo sở thích khiến chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.
Táo bón kéo dài sẽ khiến trẻ thường phải cố gắng hết sức để đấy khối phân ra ngoài làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng và gây kích thích hậu môn, dần dần phát triển thành trĩ gây chảy máu, đau đớn, khó chịu cho trẻ.
* Hậu môn vệ sinh kém:
Khu vực hậu môn là đường ra của phân, lại nằm ở vị trí kín đáo, ẩm ướt nên rất dễ là nơi cư trú của các loại vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm. Viêm nhiễm kéo dài là một trong số nguyên nhân hình thành apxe hậu môn và gây ra trĩ.
Những dấu hiệu nhận biết trĩ ở trẻ em mà phụ huynh cần lưu tâm
- Trẻ hay có biểu hiện ăn khó tiêu, đầy bụng, ăn chậm, ngồi lâu trong bồn cầu. Đó là những cảnh báo đầu tiên tình trạng táo bón – nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ.
- Trẻ kêu khóc, đau đớn khi đi vệ sinh, hay dùng tay gãi hậu môn, phụ huynh cần chú ý để phát hiện bệnh sớm cho con.
- Khó đi đại tiện, xuất hiện máu với lượng nhiều ít dính vào giấy vệ sinh hoặc bắn thành tia, nhỏ giọt tùy theo tình trạng bệnh.
- Ở hậu môn tiết ra dịch nhầy, ẩm ướt, có mùi hôi khó chịu
- Trẻ bị trĩ ngoại thì hiện tượng sa búi trĩ sẽ xuất hiện ở giai đoạn đầu, nhưng đối với trĩ nội thì phải ở cấp độ 2 mới bị sa búi trĩ. Lúc đầu, búi trĩ rất nhỏ tự động sa ra ngoài và có thể tự co lại nhưng đến giai đoạn sau, búi trĩ phát triển to hơn về kích thước và sa hẳn ra ngoài hậu môn và không tự co lại được.
Bệnh trĩ ở trẻ em nên được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để tình trạng này kéo dài không chỉ khiến trẻ đau đớn, quấy khóc, ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn dẫn đến nhiều biến chứng khác như: viêm nhiễm hậu môn, mất máu thiếu sắt, rối loạn chức năng hậu môn, đại tiện không tự chủ hoặc gây ra tình trạng co thắt tại hậu môn,…
Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em như thế nào?
Bệnh trĩ hình thành do tình trạng dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Tuy nhiên, khác với người lớn, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự ổn định và hoạt động hiệu quả. Chính vì vậy, không phải tất cả các phương pháp điều trị bệnh trĩ dành cho người lớn đều phù hợp với trẻ nhỏ. Phụ huynh cần đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và được chỉ định các phương pháp điều trị an toàn.
Phương pháp mới trong điều trị trĩ cho trẻ em, ghi nhận nhiều ưu điểm so với cách chữa trị truyền thông: an toàn, nhanh chóng, đảm bảo độ chính xác cao, phạm vi xâm lấn nhỏ, khả năng hồi phục nhanh, không xảy ra biến chứng, không đau đớn cho trẻ. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn nhẹ, phụ huynh cần giúp con thay đổi thói quen đại tiện đúng giờ và không cho trẻ ngồi quá lâu khi đi vệ sinh... đồng thời cần chú ý dinh dưỡng cho trẻ bằng cách bổ sung nhiều rau củ quả và hạn chế cho trẻ ăn nhiều thịt, thực phẩm cay nóng, chiên rán... Cho trẻ uống đủ nước và vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đúng cách. Sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi giúp kháng tiêm, đỡ ngứa rát, khó chịu.
- Trường hợp trẻ có dấu hiệu chảy máu nhiều, sa búi trĩ thì bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống viêm nhiễm, thuốc teo búi trĩ, thuốc giảm đau… phù hợp với độ tuổi và mức độ của bệnh. Thuốc Đông y và Tây y được kết hợp giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp nhuận tràng, gia tăng tính đàn hồi của mạch máu, làm bền thành mạch, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau, giúp tiêu dần búi trĩ.
- Nếu ở mức độ nặng, búi trĩ sa hẳn ra ngoài không để co lại được nữa thì cần tiến hành phẫu thuật. Tùy tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bằng thủ thuật chích xơ, thắt búi trĩ hoặc phẫu thuật.
Sau tiểu phẫu, ứng dụng những ưu điểm mới từ dòng máy hồng ngoại sóng ngắn trong điều trị bệnh trĩ nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu ở vùng ổ bệnh, đánh tan phù nề và ngăn cho các mầm bệnh phát triển, đẩy nhanh quá trình hồi phục thương tổn bề mặt của niêm mạc, nhanh lên da non.
Mọi thông tin cần tư vấn về Bệnh Trĩ mời quý độc giả chat tư vấn tại đây hoặc tại website: chuabenhtri.vn , Hotline tư vấn miễn phí về bệnh trĩ: 03.59.56.52.52 .
Trang