Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tại sao tàu ngầm Mỹ dùng bỏng ngô để diễn tập cứu người ngã xuống biển

(DS&PL) -

Các cuộc diễn tập cứu người ngã xuống biển được các thủy thủ tàu ngầm Mỹ gọi một cách hài hước là bài tập "giải cứu túi bỏng ngô".

Các cuộc diễn tập cứu người ngã xuống biển được các thủy thủ tàu ngầm Mỹ gọi một cách hài hước là bài tập "giải cứu túi bỏng ngô".

Phần lớn các tàu ngầm Mỹ đều mang theo bỏng ngô để sử dụng trong các bài tập tìm kiếm cứu nạn trên biển. Khi vào bài diễn tập, các thủy thủ tàu ngầm Mỹ sẽ thả một chiếc túi lớn chứa bỏng ngô xuống biển để mô phỏng "nạn nhân". Túi bỏng ngô có kích thước gần bằng đầu người, nổi được trên mặt nước khoảng 10 phút và rất khó để phát hiện khi đứng trên tháp của tàu ngầm.

Việc sử dụng bỏng ngô cho các bài tập cứu nạn trên biển không phải là quy định bắt buộc của hải quân Mỹ, nhưng nó thường được chọn do bỏng ngô và túi đựng (bằng bìa các tông hoặc các vật liệu khác) đều có khả năng tự phân hủy trong môi trường sau thời gian nhất định.

Thủy thủ trên tháp chỉ huy tàu ngầm USS Tennessee khi con tàu quay về căn cứ tàu ngầm Kings Bay - Ảnh: US Navy.

Toàn bộ thời gian giải cứu chỉ vẻn vẹn 4 phút, nếu ngâm mình trong làn nước lạnh giá lâu hơn khoảng thời gian này, nạn nhân bị rơi xuống biến sẽ chết. Đây cũng là khoảng thời gian trước khi túi bỏng ngô ngấm nước và tan ra. Trong lúc con tàu được điều khiển tới gần vị trí túi bỏng ngô, những người trực trên boong phải liên tục theo dõi và chỉ tay vào "người gặp nạn".

Trong trường hợp một thành viên thủy thủ đoàn ngã xuống biển, các thủy thủ làm nhiệm vụ được yêu cầu theo dõi liên tục người gặp nạn và thông báo vị trí cuối cùng của người này tương tự như bài tập với túi bỏng ngô. Thủy thủ đoàn sẽ được điểm danh để xác định danh tính của người gặp nạn.

Các chiến hạm trên mặt nước của hải quân Mỹ không sử dụng bỏng ngô cho các bài tập tương tự, mà sử dụng 'phao khói', một chiếc hộp khi thả vào nước biển sẽ tự kích hoạt, nổi và tỏa khói để các thủy thủ lấy làm mục tiêu cho bài tập tìm kiếm cứu nạn.

Hồi cuối tháng 6/2016, Hải quân Mỹ mời Việt Nam tham dự cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) tại Hawaii. 

RIMPAC 2018 có sự tham gia của 47 tàu mặt nước, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 người. Các hoạt động diễn tập trên bộ đều có sự tham gia của các lực lượng đến từ 18 nước.

Qua lần giao lưu này, Hải quân Việt Nam đã nâng cao khả năng hợp tác, phối hợp giải quyết các vấn đề về hỗ trợ nhân đạo - giảm nhẹ thiên tai và cứu hộ cứu nạn trên biển, thể hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ của Việt Nam.

Minh Minh (T/h)

Tin nổi bật