(ĐSPL) - Căng thẳng, kích thích tố, chế độ ăn uống và ô nhiễm... là những yếu tố có thể gây ra mụn nhưng thực tế có rất nhiều cách để giải quyết chúng.
Nếu bạn nghĩ rằng mụn trứng cá chỉ là vấn đề của các teen, vậy hãy đổi ngay tư duy trên. Hàng triệu phụ nữ ở độ tuổi 30- 40 và thậm chí còn hơn thế nữa đang phải đối phó với mụn trứng cá.
Hàng triệu phụ nữ vẫn đang phải đối phó với mụn dù đã qua tuổi teen từ lâu. |
Và theo một nghiên cứu của WhatClinic, 88% các chuyên gia chăm sóc da đã thấy sự gia tăng số lượng người trưởng thành yêu cầu điều trị đốm, sẹo thâm và mụn trứng cá, chiếm tới hơn 1/3 trong số đó là ở độ tuổi trên 35.
Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn trứng cá ở người trưởng thành?
Hơn một ¼ (chiếm 27%) các chuyên gia đổ lỗi cho sự căng thẳng và kích thích tố. Một số khác tương tự cho rằng nguyên nhân nằm ở sự thiếu nhận thức cùng điều trị sai phương pháp. Một số khác lại nói rằng chế độ ăn uống (15%) và ô nhiễm (12%) cũng là “thủ phạm” gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành.
Tiến sĩ Terry Loong, bác sĩ thẩm mỹ, chuyên gia nội tiết tố và tác giả của cuốn sách “Giải pháp nội tiết tố cho việc điều trị mụn”, cho biết những nguyên nhân của hiện tượng này bao gồm:
Chế độ ăn có nhiều đường: Đường làm tăng nặng tình trạng viêm da cũng như khiến da xuất nhiều dầu hơn.
Đừng ăn nhiều đồ ngọt vì đường sẽ làm da bạn bị “nở hoa” - (Ảnh: Thư viện ảnh Khoa học). |
Căng thẳng (Stress): Làm tăng lượng đường trong máu, gây tình trạng viêm da và ảnh hưởng xấu đến huyết áp. Nó cũng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Stress cũng có thể làm tăng hao mòn của các tế bào da và phục hồi da tác động.
Đường ruột không tốt: Ruột có nhiều vi khuẩn xấu dẫn đến làm giảm việc hấp thụ chất dinh dưỡng, gây ra chứng rò ruột mà biểu hiện bên ngoài là bị dị ứng hoặc nổi mụn. Nguyên nhân là do dùng nhiều kháng sinh, bị bệnh hoặc chế độ ăn uống không thích hợp.
Dị ứng thực phẩm: hệ tiêu hóa của bạn không thể dung nạp được một số thực phẩm như sữa, gluten, cà phê, rượu hoặc lạc (đậu phộng)... khiến da bạn bị dị ứng nổi đầy mụn, phát ban, đau nhức trong người, đầu óc lơ mơ, kéo đàm nhiều và không thể ngủ yên giấc.
Ô nhiễm: Khí thải và hóa chất độc hại có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm da, lỗ chân lông bị tắc nghẽn khiến nguy cơ có mụn cao.
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá (Ảnh: Sunday Mercury). |
Sự mất cân bằng nội tiết tố: Biến động trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và trong thời kỳ mãn kinh đều có liên quan đến mụn trứng cá. Những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang cũng dễ bị mụn hơn.
Thuốc: Những loại thuốc như corticosteroid, chống co giật, lithium, thuốc an thần, steroid androgenic, DHEA và thuốc có chứa chất bromua hoặc iodides đều có thể gây ra mụn trứng cá.
Thiếu hụt vitamin D: Đây là một nội tiết tố trong tế bào ảnh hưởng đến sự cân bằng của các hormone khác. Khi thiếu nó sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, việc tái tạo làn da bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn yếu đi. Nó cũng ngăn chặn hoạt động của tuyến bã nhờn và sản xuất dầu.
Điều trị tự nhiên: Ánh nắng là nguồn cung cấp nhiều vitamin D (Ảnh: PA). |
Giải pháp cho làn da bị mụn
Tiến sĩ Adam Friedmann, bác sĩ da liễu hàng đầu tại Bệnh viện Da Liễu The Harley Street khuyên bạn: "Bình thường mụn trứng cá thường tự nhiên hết dần sau 1 hoặc 2 năm. Bạn chỉ cần ngăn không khiến chúng bị viêm nặng thêm là được. Những trường hợp bị nặng hoặc đã chuyển thành viêm da thì cần phải áp dụng những biện pháp mạnh mẽ hơn. Lúc này việc điều trị bằng thuốc là cần thiết.”
Thảo luận về việc liệu dùng viên thuốc tránh thai có thể giúp ích cho những người bị mụn do nội tiết tố hay không, TS Adam khuyên bạn không nên tự ý “chẩn bệnh” rồi dùng thuốc mà nên đi khám bác sĩ da liễu để có những tư vấn chính xác nhất.
MINH MINH (theo Mirror)
Xem thêm video:
[mecloud]JbTLRyb8Pw[/mecloud]