Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tại sao người Việt lại ăn thịt vịt trong ngày Tết Đoan Ngọ?

(DS&PL) -

Một trong những món ăn, vào ngày Tết Đoan Ngọ, không thể thiếu trên mâm cỗ của người miền Trung, chính là món vịt quay hay món vịt luộc.

Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch) là một trong những ngày lễ quan trọng của người phương Đông, phổ biến ở các quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và Việt Nam. Trong ngày này, người dân Việt Nam khắp 3 miền luôn có những món ăn truyền thống để "giết sâu bọ".

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người dân Việt Nam khắp 3 miền luôn có những món ăn truyền thống để "giết sâu bọ".

Dù thịt vịt luôn bị người Việt kiêng ăn vào đầu tháng, thế nhưng đây lại là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch). Món ăn này đặc biệt phổ biến ở các tình miền Trung.

Vây tại sao lại có phong tục này?

Người Việt quan niệm rằng, từ ngày 5/5 trở đi, vịt đã bắt đầu vào mùa. Lúc đó, những con vịt trở nên béo hơn và có thịt ngon, chắc hơn, không còn mùi hôi nữa. Chính vì vậy, phần lớn các hộ gia đình miền Trung đều chọn mua và vào bếp chế biến các món ăn khác nhau từ thịt vịt.

Thịt vịt trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt.

Theo các chuyên gia, Vịt tên trong sách thuốc cổ là “Gia Áp,” có nơi gọi là Gia Phù, cũng còn gọi là Vụ. Vào ngày Tết Đoan Ngọ, khi khí trời nóng nực, nhiệt độ cao còn thịt vịt theo Đông y lại có tính chất mát, ngọt, có tác dụng làm chuyển động phong huyết và làm tăng thêm năng lực, bồi bổ cơ thể cho người lao lực, lao tâm nhiều.

Khi nhắc đến các món ăn làm từ thịt vịt, bạn có thể nghĩ ngay tên gọi quen thuộc như: cháo vịt, gỏi vịt kèm với chén nước mắm gừng, hay vịt tiềm thuốc Bắc vẫn còn đang tỏa khói nóng từ chiếc nồi đất chẳng hạn.

Thịt vịt cúng Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật