Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tác dụng tuyệt vời của cây cối xay không phải ai cũng biết

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Toàn bộ phần thân trên mặt đất của cây cối xay đều được sử dụng để làm thuốc.

Cối xay hay còn được gọi bằng nhiều tên khác như cây kim hoa thảo, ma mãnh thảo, cây đằng xay, quỳnh ma hay nhĩ hương thảo. Tên khoa học loại cây này là Abutilon indicum (L.) G. Don (Sida indica L.), thuộc họ Bông.

Cây cối xay mọc thành bụi cao từ 1-1.5m, toàn thân phủ một lớp lông măng. Lá của loại cây này hình tim đầu nhọn, dày và rộng khoảng 10cm, với phần mép lá lượn sóng. 

Hoa cây cối xay mọc đơn ở kẽ lá, màu vàng to, nhị nhiều, nhụy có tới 20 lá noãn. Quả do nhiều nang hợp lại, đứng sát nhau nên trông giống cái cối xay. Nang quả có lông ở lưng và mỏ nhọn.

Toàn bộ phần thân trên mặt đất của loại cây này đều được dùng để làm thuốc. Sau khi thu hái về, dược liệu được rửa sạch đất cát, sau đó cắt nhỏ và sử dụng trực tiếp hoặc phơi khô để dùng dần. 

Cây cối xay chứa các flavonoid (gossypetin, gossypin, cyanidin – 3 – rutinoside), ngoài ra còn có hợp chất phenol, acid hữu cơ, acid amin và đường. Phần lá cây cối xay chứa nhiều chất nhầy và asparagine.

Hạt của cây này chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% trong đó chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, palmitic, oleic và stearic. Rễ cây cối xay có dầu béo, β- sitosterol, β-amyrin cùng một alcaloid chưa xác định.

Mọi người nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc uy tín để sử dụng cây cối xay một cách an toàn và hiệu quả. Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu hiện đại, hợp chất gossypin trong cây cối xay có tác dụng kháng viêm mạnh. Hợp chất này còn có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột so carragenin gây nên, cùng với đó ức chế sự thẩm thấu của protein huyết tương ra ngoài thành mạch.

Phần hạt của cây cối xay có tác dụng nhuận tràng, tiêu viêm, được dùng trong điều trị cảm sốt, đau đầu, bí tiểu tiện, phù thũng sau khi sinh, mắt có màng mộng, tai điếc và kiết lỵ.

Trong khi đó, lá của cây cối xay có thể giã đắp ngoài chữa mụn nhọt, hoặc kết hợp với nhân trần để trị chứng vàng da hậu sản.

Theo y học cổ truyền, loại cây này có vị ngọt, tính bình, đì vào các kinh tâm và kinh đởm. Cây cối xay có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu.

Lá cây cối xay chứa nhiều chất nhầy dịu kích thích, còn vỏ cây cối xay làm se và lợi tiểu. Hạt cây cối xay lại có tác dụng kích dục, nhuận tràng và làm dịu kích thích. Nước hãm rễ cây cối xay có khả năng giảm sốt.

Tờ Healthline cho biết, cây cối xay còn có tác dụng hỗ trợ chữa sỏi thận, trong các trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, chưa xuất hiện các biến chứng khác. Ngoài ra, cây này còn có tác dụng giảm dị ứng, ngứa ngáy ngoài da.

Lưu ý, để sử dụng cây cối xay một cách an toàn và hiệu quả, mọi người nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc uy tín. Trong quá trình dùng cây cối xay, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường thì hãy tạm ngưng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Hiện chưa có đầy đủ thông tin về việc dùng cây cối xay trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Vì thế, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng thảo dược này.

Những người có thận hư hàn, tiểu tiện nhiều lần và nước tiểu trong; người đang bị tiêu chảy không nên sử dụng cây cối xay.

Tin nổi bật