Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Suýt mất mũi vì tiêm filler trúng tĩnh mạch

(DS&PL) -

Với lời quảng cáo có cánh, giới làm đẹp thực sự lên cơn sốt nâng mũi bằng tiêm chất làm đầy Filler. Vì cả tin, Chị H. (Hưng Yên) suýt mất mũi vì tiêm filler.

Với lời quảng cáo có cánh, giới làm đẹp thực sự lên cơn sốt nâng mũi bằng tiêm chất làm đầy Filler. Vì cả tin, Chị H. (Hưng Yên) suýt mất mũi vì tiêm filler tại một cơ sở spa gần nhà.

Thời gian gần đây, phẫu thuật thẩm mỹ đã trở thành cụm từ quá quen thuộc, việc một cô gái "sửa mặt" giờ đây đã trở nên quá bình thường, đơn giản như chuyện make up trước khi ra đường vậy. Nhan nhản những trung tâm làm đẹp, kiêm phẫu thuật thẩm mỹ từ đơn giản như nâng mũi, cắt mí đến làm ngực, gọt cằm, độn cằm.

Phương pháp làm đẹp bằng tiêm Filler nổi lên như một lựa chọn thực sự mới mẻ cho những ai thích nâng mũi nhưng sợ đụng chạm dao kéo. Rất nhiều lời quảng cáo như "Nâng mũi Filler sử dụng chất làm đầy sinh học tiêm vào vùng mũi, tạo mũi cao, thẳng, thon gọn, đẹp tự nhiên. Đây là phương pháp nâng mũi không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn do tuyệt đối an toàn, đẹp tự nhiên", hay "không chảy máu, không đau đớn, không biến chứng", càng khiến chị em "sốt xình xịch".

Chị H. suýt mất mũi vì tiêm filler  - Ảnh: BSCC.


Mong muốn sở hữu mũi cao, thanh thoát mà không cần phẫu thuật, chị H. (27 tuổi, Hưng Yên) đã tin tưởng một spa gần nhà và đồng ý tiêm chất làm đầy (filler) vào vùng mũi. Ngày thứ 2 sau khi làm đẹp, mũi chị H. bắt đầu có hiện tượng sưng đỏ, dần chuyển sang bầm tím. Chị được spa này giải thích đây là hiện tượng bình thường và chờ cho mũi hết sưng. 

Ngày thứ 5, tình trạng mũi không được cải thiện, thậm chí tiến triển nặng hơn. Quá lo sợ, bệnh nhân lập tức về Hà Nội thăm khám và kiểm tra. 

Bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn Hoàng Hà (tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội), người điều trị biến chứng sau thẩm mỹ cho chị H., chia sẻ: "Bệnh nhân bị tiêm filler trúng tĩnh mạch nên bị tắc mạch máu, không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tình trạng hoại tử, khó giữ lại phần mũi". 

Chị H. đã được tiêm tan và truyền kháng sinh hàng ngày. Sau 5 ngày điều trị, phần mũi của chị đã bớt bầm tím, sưng tấy và dần hồi phục trở lại. 

Hằng Thanh (T/h)

 

Tin nổi bật