Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sở Y tế Hà Nội mách nước chị em phân biệt nơi được phép làm phẫu thuật thẩm mỹ, tránh gặp họa

(DS&PL) -

Theo đại diện của Sở Y tế Hà Nội, một cơ sở làm đẹp uy tín thì ngay từ biển hiệu quảng cáo phải ghi rõ số giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề của Sở Y tế cấp.

Theo đại diện của Sở Y tế Hà Nội, một cơ sở làm đẹp uy tín thì ngay từ biển hiệu quảng cáo phải ghi rõ số giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề của Sở Y tế cấp.

Mấy ngày qua, thông tin về vụ việc khách hàng tố cơ sở spa thẩm mỹ Kelly có địa chỉ tại số 5 ngõ 47 phố Nguyễn Đức Cảnh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cắt mí mắt gây biến chứng khiến người dân hoang mang.

Nữ khách hàng bị chảy máu sau khi cắt mí tại spa Kelly Trần. Ảnh: Facebook

Ngay khi tiếp nhận sự việc, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã vào cuộc, đồng thời phối hợp với Phòng y tế quậ Hoàng Mai để xác minh thông tin liên quan. Theo đại diện Sở Y tế, cơ sở này không ghi số giấy phép hành nghề được Sở Y tế cấp, trong khi các cơ sở spa thẩm mỹ thông thường lại không được phép thực hiện các dịch vụ gây chảy máu như xăm mắt, xăm môi, cắt mí, cắt bọng mỡ trên mắt.

PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng nghiệp vụ Y dược – Sở y tế Hà Nội để tìm hiểu thêm thông tin về những cơ sở làm đẹp thế nào được gọi là uy tín và người dân cần lưu ý điều gì trước khi quyết định thẩm mỹ.

PV: Ông có thể chia sẻ về những quy định cấp phép đối với các loại hình dịch vụ làm đẹp hiện nay, thưa ông?

Ông Nguyễn Quang Trung: Hiện nay làm đẹp có 2 loại hình: Dịch vụ spa, thẩm mỹ viện và các phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.

Theo quy định tại Thông tư 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”, Sở Y tế chỉ cấp giấy phép hoạt động cho các phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ làm các dịch vụ như: Tạo má lúm đồng tiền, xoá xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ; tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai, các dịch vụ tiêm chất làm đầy, các dịch vụ phẫu thuật có ra máu..

Trong khi đó, các cơ sở spa, thẩm mỹ viện chăm sóc da đơn thuần thì chỉ cần giấy đăng ký kinh doanh tại quận, huyện là đủ điều kiện hoạt động.

Phòng y tế quận, huyện là cơ quan quản lý trực tiếp các cơ sở spa, thẩm mỹ viện, phòng khám hoạt động trên địa bàn. Đối với những đơn vị khi bị tố cáo vi phạm thì Sở y tế sẽ phối hợp với phòng y tế quận huyện tiến hành kiểm tra xử lý.

Cơ sở spa thẩm mỹ thông thường lại không được phép thực hiện các dịch vụ gây chảy máu như xăm mắt, xăm môi, cắt mí, cắt bọng mỡ trên mắt

PV: Hiện nay nhiều cơ sở làm đẹp đơn thuần nhưng lại hoạt động như một phòng khám, ông thấy sao về điều này?

Ông Nguyễn Quang Trung: Tại nghị định 109/2016 của Chính phủ về quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép đối với các cơ sở khám chữa bệnh, trong đó cũng nêu rõ ràng các quy định chặt chẽ đối với một phòng khám phải đủ điều kiện về chất lượng trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ cũng như trang thiết bị phòng khám.

Tuy nhiên, vấn đề đáng quan ngại nhất hiện nay chính là những cơ sở spa, thẩm mỹ viện không được cấp phép phòng khám nhưng vẫn tiến hành các phương pháp phẫu thuật. Chính hoạt động “chui” này đã tạo ra những hậu quả rất nghiêm trọng, khách hàng không chỉ mất một số tiền lớn cho một cơ sở không đủ chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện an toàn mà còn có nguy cơ bị biến chứng, tổn hại sức khỏe, tính mạng rất cao.

Vụ phẫu thuật thẩm mỹ ngực bị biến chứng tại bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ Kim Cương cách đây không lâu từng khiến dư luận hoang mang

PV: Nhiều các cơ sở quảng cáo hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng và không ít người đã phải ôm "quả đắng" với các dịch vụ làm đẹp này. Với vai trò là người quản lý, ông có chia sẻ nào giúp người dân nhận biết được các cơ sở làm đẹp đủ điều kiện?

Ông Nguyễn Quang Trung: Nếu thực sự là một khách hàng thông thái thì không khó để phân biệt được cơ sở nào là phòng khám cơ sở nào không, ngay từ biển hiệu quảng cáo, nếu cơ sở nào là phòng khám đều có dòng chữ ghi rõ số giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề của Sở y tế cấp.

Còn ngược lại những cơ sở nào chỉ được hoạt động dưới dạng spa làm đẹp, chăm sóc da đơn thuần thì không có các số hiệu như trên.

Ngoài ra để an toàn thì khách hàng nên kiểm tra thông tin về cơ sở làm đẹp (trang thiết bị, cơ sở vật chất…), số giấy phép được Sở Y tế Hà Nội cấp, bác sĩ chuyên môn gì... được in trên biển hiệu; khu vực tiếp đón khách phải niêm yết chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động; niêm yết giá dịch vụ; chứng chỉ hành nghề và bằng cấp chuyên môn, tên tuổi bác sĩ phải treo tại cơ sở…

 Hoàng Giang

Tin nổi bật