Suy nhược thần kinh gia tăng ở người trẻ: Nguyên nhân từ đâu?
(DS&PL) -
Trong 10 năm gần đây, ngày càng nhiều người trẻ (20–35 tuổi) bị suy nhược thần kinh. Vậy điều gì đã khiến thế hệ này dễ tổn thương về tinh thần đến vậy?
Khi sức khỏe tinh thần của người trẻ gióng lên hồi chuông báo động
Thế hệ trẻ hiện đại luôn được nhìn nhận là năng động, sáng tạo, đầy khát vọng. Thế nhưng, ẩn sau nhịp sống sôi động ấy là một khủng hoảng thầm lặng mang tên suy nhược thần kinh. Căn bệnh này không còn là vấn đề riêng của tuổi trung niên mà đang trẻ hóa nhanh chóng, âm thầm ảnh hưởng đến giấc ngủ, cảm xúc và tương lai của hàng triệu người trẻ.
Suy nhược thần kinh ngày một trẻ hóa
Nhiều người trẻ vẫn đi làm đều đặn, vẫn tươi cười trên mạng xã hội, nhưng thực chất đang kiệt sức vì mất ngủ và căng thẳng kéo dài. Họ miệt mài chạy theo deadline, áp lực thành tích và kỳ vọng gia đình – để rồi rơi vào vòng xoáy mệt mỏi không lối thoát. Nguy hiểm hơn, phần lớn không nhận ra mình đang suy nhược thần kinh, hoặc coi nhẹ cho đến khi sức khỏe suy sụp.
Nguyên nhân nào khiến giới trẻ dễ mắc suy nhược thần kinh?
Suy nhược thần kinh, về bản chất, là tình trạng rối loạn chức năng của hệ thần kinh do làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài hoặc thiếu cân bằng giữa nghỉ ngơi và vận động. Ở người trẻ, căn bệnh này có xu hướng diễn tiến âm thầm nhưng hậu quả để lại lại không hề nhỏ. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến người trẻ dễ rơi vào trạng thái suy nhược:
Áp lực học tập – công việc không có điểm dừng
Từ học sinh, sinh viên cho đến người đi làm, ai cũng mang trên mình áp lực phải thành công. Những kỳ vọng từ bản thân, gia đình, xã hội khiến nhiều người ép mình vượt giới hạn. Họ ngủ ít, làm nhiều, luôn sống trong trạng thái “phải cố gắng hơn nữa”. Dần dần, thần kinh bị quá tải, dễ dẫn đến suy nhược.
Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh
Ngủ sau 1 giờ sáng, làm việc 10–12 tiếng mỗi ngày, lạm dụng cà phê, bỏ bữa, ít vận động… là thói quen phổ biến ở người trẻ. Những điều tưởng như nhỏ nhặt này lại là tác nhân khiến hệ thần kinh khó hồi phục, dễ bị tổn thương và suy yếu.
Thức quá khuya gây suy nhược thần kinh
Cảm xúc tiêu cực từ mạng xã hội
Mỗi ngày trôi qua, chúng ta tiếp xúc với vô số thông tin – từ chiến sự, dịch bệnh, thất nghiệp cho đến những màn “khoe khoang” thành tích của người khác. Mạng xã hội, thay vì là nơi giải trí, lại trở thành mảnh đất khiến nhiều người tự ti, hoài nghi bản thân. Sự tích tụ cảm xúc tiêu cực kéo dài khiến hệ thần kinh trung ương mất cân bằng – dẫn đến mệt mỏi, cáu gắt, mất ngủ.
Thiếu sự kết nối và chia sẻ
Suy nhược thần kinh thường đi kèm với cảm giác cô đơn, trống rỗng. Điều này bắt nguồn từ việc người trẻ ngày nay ít có thời gian giao tiếp thực tế, tâm sự cùng người thân. Thay vào đó, họ tìm đến điện thoại, game, phim ảnh – nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, không chữa được tận gốc sự tổn thương trong tâm trí.
Những biểu hiện điển hình dễ bị bỏ qua
Suy nhược thần kinh không giống với trầm cảm hay rối loạn lo âu nặng, nhưng lại là giai đoạn đầu dễ tiến triển sang những bệnh lý nghiêm trọng hơn nếu không được can thiệp. Những biểu hiện thường gặp bao gồm:
- Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dậy mệt hơn cả khi đi ngủ
- Đau đầu âm ỉ, đặc biệt vùng trán – thái dương
- Dễ cáu gắt, lo lắng vô cớ, tâm trạng bất ổn
- Mất hứng thú với công việc, học tập, các hoạt động thường ngày
- Cơ thể mệt mỏi, không rõ nguyên nhân, ăn uống thất thường
-Suy giảm trí nhớ, khó tập trung
Suy nhược thần kinh lâu ngày gây suy giảm trí nhớ
Đáng tiếc là nhiều người vẫn cho rằng đó là “chuyện bình thường” và phớt lờ các dấu hiệu này. Chỉ đến khi sức khỏe bị bào mòn nghiêm trọng, họ mới cuống cuồng tìm giải pháp – nhưng lúc ấy quá trình phục hồi sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.
Giải pháp giúp người trẻ đẩy lùi suy nhược thần kinh
Việc đẩy lùi suy nhược thần kinh không chỉ dừng lại ở việc cho cơ thể được nghỉ ngơi, mà quan trọng hơn là cần khôi phục và tái thiết lập sự cân bằng cho hệ thần kinh trung ương – "bộ chỉ huy" điều phối cảm xúc, giấc ngủ, trí nhớ và khả năng phản ứng trước căng thẳng. Để làm được điều đó, bạn cần:
Ngủ đúng cách
Giấc ngủ đóng vai trò then chốt trong việc tái tạo não bộ và phục hồi hệ thần kinh. Tuy nhiên, với người suy nhược thần kinh, việc ngủ không đơn giản chỉ là “ngủ đủ giờ”. Họ thường gặp tình trạng ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc giữa đêm, và khi thức dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Trong trường hợp này, điều cần thiết là khôi phục giấc ngủ sinh lý – tức giấc ngủ sâu, tự nhiên và không phụ thuộc vào thuốc ngủ. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như: tắm nước ấm trước khi đi ngủ, tránh sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi ngủ, hoặc nghe nhạc nhẹ giúp thư giãn tinh thần.
Tăng cường dẫn truyền thần kinh
Trong não bộ, serotonin và dopamine là những chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp tạo cảm giác vui vẻ, dễ chịu, ngủ ngon. Khi bị stress kéo dài, các chất này bị rối loạn. Do đó, nhiều chuyên gia khuyến khích dùng thêm các hoạt chất chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên có khả năng điều hòa hệ trục não bộ – tuyến yên – tuyến thượng thận, giúp làm dịu thần kinh, giảm lo âu, tăng cảm xúc tích cực và khôi phục sự tỉnh táo.
Hợp hoan bì giúp tăng sản sinh serotonin giúp thần kinh dễ chịu
Hiện nay, có những giải pháp chiết xuất từ các thảo dược quý như hợp hoan bì, ngũ vị tử, viễn chí, toan táo nhân… kết hợp với công nghệ hiện đại nhằm tối ưu hóa khả năng hấp thu và phát huy tác dụng nhanh chóng. Những thảo dược này không chỉ giúp an thần, trấn tĩnh mà còn phục hồi chức năng của hệ thần kinh bị suy yếu, từ đó giúp người bệnh ngủ ngon hơn, cảm xúc ổn định và trí nhớ cải thiện.
Nếu bạn đang rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, ngủ không sâu giấc, đầu óc lơ mơ, hãy lắng nghe cơ thể mình. Những giải pháp từ thảo dược tự nhiên đang mở ra con đường hồi phục nhẹ nhàng, an toàn và lâu dài.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang - Hỗ trợ giúp dưỡng tâm, an thần, tăng cường lưu thông máu
Thành phần:
Mỗi viên nén chứa: Cao Hợp hoan bì, Cao Táo nhân, Cao Hồng táo, Soy Lecithin, Cao Viễn chí, Cao Ngũ vị tử, Cao Uất kim, Nicotinamid (vitamin PP).
Đối tượng sử dụng:
- Người bị căng thẳng thần kinh, suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, rối loạn lo âu.
- Người làm việc, học tập, lao động trí óc dẫn đến căng thẳng thần kinh, có biểu hiện tâm trạng trầm uất.
Hướng dẫn sử dụng:
- Ngày uống 2-4 viên/lần x 2 lần/ ngày.
- Nên sử dụng sản phẩm trước bữa ăn 30 phút.
- Nên sử dụng liên tục một đợt từ 3-6 tháng.
Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu
Á Âu - Địa chỉ an tâm, tin cậy, chất lượng suốt 20 năm
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 024.38461530 - 028.62647169
GPQC: 00053/2020/ATTP-XNQC.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm này có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.